MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau dầu thô và khí đốt, Nga bất ngờ đón thêm lệnh trừng phạt với mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2, láng giềng Việt Nam chuẩn bị hưởng lợi lớn

16-04-2024 - 05:43 AM | Thị trường

Nga vừa đón nhận thêm lệnh trừng phạt từ Mỹ và Anh đối với một ngành hàng xuất khẩu lớn thứ 2.

Sau dầu thô và khí đốt, Nga bất ngờ đón thêm lệnh trừng phạt với mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2, láng giềng Việt Nam chuẩn bị hưởng lợi lớn- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Vào ngày 12/4, Bộ Tài chính Mỹ cho biết sẽ cấm nhập khẩu đồng, nickel và nhôm có nguồn gốc từ Nga vào lãnh thổ Mỹ. Ngoài ra, lệnh cấm cũng giới hạn giao dịch 3 kim loại này trên hai thị trường giao dịch kim loại ở London (Anh) và Chicago (Mỹ), đồng thời hạn chế giao dịch trong các hợp đồng mua bán thẳng.

Kim loại là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Nga, sau năng lượng mặc dù giá trị xuất khẩu các mặt hàng này đã giảm mạnh trong năm ngoái xuống còn 15 tỷ USD, so với mức 25 tỷ USD trong năm 2022.

Theo Reuters, các lệnh trừng phạt của Mỹ và Anh đối với kim loại của Nga sẽ củng cố Trung Quốc trở thành người mua cuối cùng của Moscow đối với các mặt hàng quan trọng. Đồng thời lệnh cấm này cũng sẽ nâng cao vai trò của Thượng Hải như một địa điểm định giá các nguyên liệu quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Cụ thể, lệnh cấm của Sàn giao dịch kim loại London (LME) đối với nhôm, đồng và niken mới sản xuất của Nga có thể sẽ khiến nhập khẩu của Trung Quốc tăng cao hơn nữa. Nó cũng khiến Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải trở thành sàn giao dịch hàng hóa lớn duy nhất trên thế giới chấp nhận vận chuyển ba kim loại này của Nga.

Các biện pháp trừng phạt thị trường năng lượng áp đặt lên Moscow sau xung đột với Ukraine đã có tác động đáng kể đến thói quen mua hàng của Trung Quốc. Nga đã vượt qua Saudi Arabia để trở thành nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Trung Quốc vào năm 2023. Đồng thời đứng thứ 2 về than và đang trên đà trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho Bắc Kinh trong năm nay.

Ngay cả khi không có lệnh trừng phạt chính thức, nhập khẩu nhôm Nga của Trung Quốc vẫn đạt mức kỷ lục. Công ty nhôm khổng lồ United Co. Rusal International PJSC của Nga đã tạo ra 23% doanh thu từ Trung Quốc vào năm ngoái, so với chỉ 8% vào năm 2022. Rusal cũng đã mua 30% cổ phần trong một nhà máy nhôm của Trung Quốc để bù đắp khoảng trống về nguồn cung. Hiện nay Trung Quốc là nhà sản xuất đồng và nhôm tinh chế lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất niken lớn thông qua đầu tư vào Indonesia.

Trung Quốc đã nhận được mức giá chiết khấu cực ưu đãi từ Nga đối với các nguyên liệu thô quan trọng, đồng thời thanh toán bằng đồng nhân dân tệ thay cho đồng USD. Điều này đã giúp Trung Quốc né tránh được lạm phát do xung đột giữa Nga và Ukraine. Trung Quốc từ trước tới nay vẫn luôn mong muốn có khả năng định giá lớn hơn đối với hàng hóa toàn cầu bởi hiện nay quốc gia này vẫn còn phụ thuộc vào nhập khẩu.

Triển vọng về nguồn cung bổ sung của Nga đã làm gia tăng chênh lệch giữa kim loại ở London và Thượng Hải trong phiên giao dịch sớm ngày 15/4. Trong khi giá nhôm trên sàn LME tăng vọt tới 9,4% thì phản ứng đối trên Sở giao dịch Hàng hóa Thượng Hải (SHFE) lại trầm lặng hơn, với mức tăng giá được giới hạn ở mức 2,9% so với mức đóng cửa ngày 12/4.

Theo Reuters

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên