Bị phương Tây quay lưng, Nga thành 'mỏ vàng' của một hãng xe Trung Quốc: Lợi nhuận phi mã, tăng 26 lần
Với lợi nhuận năm 2023 tại Nga lên tới 323 tỷ rúp, Haval đang thu về lợi nhuận cao gấp 25,8 lần so với năm 2022.
- 13-04-2024Từng kêu gọi ‘tẩy chay’ khí đốt Nga, một quốc gia châu Âu bất ngờ trở thành trung tâm khí đốt quan trọng của ông Putin, 1/4 sản lượng đều đến từ Moscow
- 09-04-2024Tưởng bị loạt khách hàng quay lưng, Nga bất ngờ báo cáo doanh thu dầu mỏ bội thu trong quý 1, chuẩn bị gây sốt trở lại nhờ 1 động thái của Mỹ
- 06-04-2024Vừa siết lệnh trừng phạt, Mỹ bất ngờ tuyên bố quốc gia này thoải mái mua dầu Nga, là nhà tiêu thụ dầu thứ 3 của thế giới
LỢI NHUẬN TĂNG 26 LẦN
Mới đây, Haval Motor Rus - thương hiệu trực thuộc tập đoàn xe Great Wall Trung Quốc - đã thông báo khoản lợi nhuận rất cao mà họ đã đạt được khi kinh doanh tại Nga trong năm 2023.
Cụ thể, trong năm 2023, Haval đã thu được 323 tỷ rúp (tương đương 3,46 tỷ USD, hoặc 86,5 nghìn tỷ đồng), tăng gấp 4 lần so với kết quả kinh doanh của năm 2022. Với con số này, Haval đang có mức tăng trưởng lợi nhuận đạt gấp 25,8 lần, vượt trên mức 7,5 tỷ rúp, tương đương hơn 2 nghìn tỷ đồng.
Trong một thống kê của Fast Technology, Haval là thương hiệu ô tô đứng thứ 2 toàn thị trường Nga về doanh số trong tháng 3 và trong cả quý đầu tiên của năm. Trong tháng 3, Haval bán được 16.045 chiếc, tính gộp cả Quý 1/2024 thì bán được 37.639 chiếc, tương ứng lần lượt với mức tăng trưởng 134% và 135% so với cùng kỳ của năm trước.
Xếp trên Haval là Lada - thương hiệu xe nội địa Nga. Xét trong tháng 3 và Quý 1/2024, doanh số của Lada đều vượt hơn 2 lần so với Haval. Tuy nhiên, Haval dường như chưa hài lòng với vị trí này.
Một trong những động thái mới nhất của Haval tại thị trường xe Nga là mở bán mẫu xe gầm cao H3. Theo thông tin do bộ phận phụ trách truyền thông - báo chí công bố, Haval H3 sẽ bắt đầu được bán tại Nga ra từ Quý 2/2024.
Haval H3 có kích thước DxRxC lần lượt là 4.620 x 1.800 x 1.810 (mm), tức tương đương nhiều mẫu xe gầm cao hạng C như Hyundai Tucson, Honda CR-V hay Mazda CX-5.
THỊ TRƯỜNG BÉO BỞ CHO XE TRUNG QUỐC
Sau khi xung đột với Ukraine xảy ra, nhiều thương hiệu xe nước ngoài đã dừng kinh doanh và rời bỏ thị trường, tạo ra một khoảng trống rất lớn tại thị trường xe Nga. Khoảng trống này xuất hiện trùng khớp với lúc mà các hãng xe Trung Quốc đang tìm thị trường xuất khẩu khi thị trường nội địa không còn đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Trước xung đột, Volkswagen và Toyota là hai tập đoàn xe lớn nhất nước Nga; trong năm 2021 (tức trước khoảng thời gian rời thị trường), Volkswagen và Toyota lần lượt đạt doanh thu 355 tỷ rúp và 332 tỷ rúp.
Hiện tại, chưa thể khẳng định Haval là thương hiệu xe có doanh thu tốt nhất, bởi còn một số hãng xe khác chưa công bố kết quả, tiêu biểu như Chery hay Geely - cũng là hai hãng xe có doanh số bán hàng rất tốt.
Theo một số dự báo, thị trường ô tô tại Nga còn rất nhiều không gian để phát triển. Nhận định này tới từ thống kê về tuổi đời của những chiếc xe con đang chạy trên đường phố Nga.
Cụ thể, báo cáo của một tổ chức uy tín tại Nga cho biết rằng tính tới đầu năm 2024, nước Nga đang có 32,06 triệu chiếc ô tô con trên 10 năm tuổi. Xét về tỷ trọng, số liệu cho thấy những xe sản xuất trước năm 2014 này chiếm tổng cộng 69,2%, số còn lại là những xe sản xuất từ sau năm 2014 tới nay.
Báo cáo này còn cho biết số lượng xe có tuổi đời từ 4 đến 7 năm là 6,44 triệu chiếc, chiếm khoảng 13,9%; trong khi đó, số lượng xe có tuổi đời dưới 3 năm là 3,01 chiếc, chiếm 6,5%.
Với số lượng xe trên 10 năm tuổi chiếm tỷ trọng lớn, thị trường xe Nga được dự đoán sẽ là một mảnh đất màu mỡ khi người tiêu dùng sẽ bắt đầu đổi xe mới trong thời gian tới. Trong khi đó, các hãng xe Trung Quốc đang ngày một phát triển hơn tại đây do không gặp cạnh tranh với những thương hiệu từ phương tây mà đã rời bỏ thị trường này.
Đời sống Pháp luật