MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cặp đôi dắt tay nhau trả nợ hơn 1 tỷ đồng trong 18 tháng: Bí kíp tài chính gói gọn trong 3 điều!

18-04-2022 - 12:42 PM | Lifestyle

Tưởng phương pháp cao siêu nhưng hoá ra vô cùng đơn giản, ai cũng có thể áp dụng được.

Deacon và Kim Hayes kết hôn ở tuổi 38 và 40. Tại thời điểm đó, cặp đôi này đã cố gắng giải quyết vấn đề tài chính của mình, nhưng cả 2 nhận ra rằng họ đang chìm trong nợ nần. Họ nợ 52.000 đô la (1.2 tỷ đồng) bao gồm vay sinh viên, khoản vay mua ô tô và nợ thẻ tín dụng.

Cả hai quyết định trả hết càng sớm càng tốt, và Deacon đặt mục tiêu sẽ hoàn thành nó trong vòng 18 tháng. Kim Hayes không nghĩ rằng cả 2 có thể thực hiện được điều này. Song, bằng cách áp dụng nhiều thói quen tiết kiệm mới và làm một số công việc phụ, họ đã thoát khỏi cảnh nợ nần .

1. Có được "bức tranh rõ ràng" về chi tiêu

Deacon nói: "Tôi nghĩ mọi cuộc hành trình đều bắt đầu bằng việc bạn có một bức tranh rõ ràng về vị trí thực sự của mình. Bao gồm kiểm kê tất cả nguồn thu nhập và mọi thứ bạn chi tiêu hàng tháng. Ghi chú nó trong một bảng excel, ứng dụng điện thoại hoặc thậm chí trong sổ. Miễn là bạn có một nơi để tổng hợp và theo dõi khi cần về chi tiêu của mình." Theo dõi chi tiêu giúp bạn dễ dàng biết được cạm bẫy ở đâu và cách bạn có thể bắt đầu thay đổi hành vi của mình.

Cặp đôi dắt tay nhau trả nợ hơn 1 tỷ đồng trong 18 tháng: Bí kíp tài chính gói gọn trong 3 điều! - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

"Tôi thực sự đã tạo ra một bảng danh sách những việc này. Tôi gọi nó là biểu mẫu kế hoạch trò chơi tài chính, bởi vì tôi muốn mọi thứ trên một tờ giấy, dễ nhìn và theo dõi nhất có thể," Deacon chia sẻ.

Khi làm vậy, anh chàng nhận thấy khoản đi vay phải trả đang nhiều hơn so với giá trị thực của chiếc xe rất nhiều. Hơn thế nữa, anh nhận thấy mình không thật sự cần 1 chiếc xe đến như vậy. Deacon đã bán chiếc xe và tìm cách bù đắp 1.000 USD (22 triệu đồng) chênh lệch giữa 2 lần mua bán. Điều này đã giúp anh loại bỏ được khoản nợ trị giá 17.000 đô la (390 triệu đồng).

2. Đặt một số ranh giới xung quanh chi phí biến đổi

Deacon khuyên bạn nên "đặt một số ranh giới xung quanh các chi phí biến đổi", hoặc những chi phí có thể thay đổi hoặc điều chỉnh. "Tôi thấy rằng đó là điều mà nhiều người phải vật lộn giữa nhu cầu và mong muốn."

Khi bạn đã hiểu rõ mình chi bao nhiêu cho các khoản chi thường xuyên như mua sắm và đi chơi, hãy đặt ra số tiền cụ thể mà bạn được phép chi tiêu hàng tháng và đảm bảo không vượt quá chúng. Hayes đã làm điều này với một hệ thống phong bì tiền mặt: Họ đặt số tiền dành riêng cho mỗi khoản chi tiêu vào một phong bì hàng tháng để đảm bảo rằng chúng không bao giờ vượt quá giới hạn. Chẳng hạn, tiền mua đồ ăn là 250 đô la (5.7 triệu), giải trí là 100 đô la (2.3 triệu đồng),...

"Cả hai đã đi đúng hướng bằng cách có các cuộc họp về ngân sách hàng tuần", Deacon chia sẻ. Đặt lời nhắc trên lịch mỗi tuần một lần hoặc mỗi tháng một lần để xem bạn đã chi tiêu bao nhiêu trong số tiền ngân sách và lập kế hoạch sử dụng phần còn lại như thế nào để đạt được mục tiêu của mình.

Cặp đôi dắt tay nhau trả nợ hơn 1 tỷ đồng trong 18 tháng: Bí kíp tài chính gói gọn trong 3 điều! - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

3. Hỏi các nhà cung cấp dịch vụ xem họ "có gói nào tốt hơn không"?

Một mẹo tiết kiệm khác mà Deacon đưa ra là kiểm kê tất cả các hóa đơn bạn đang thanh toán. Sau đó, gọi cho các nhà cung cấp dịch vụ để xem bạn có thể cắt giảm chi phí như thế nào.

"Bảo hiểm xe hơi, hóa đơn điện thoại di động, internet, bất cứ thứ gì tương tự" - hãy gọi cho đại diện dịch vụ khách hàng và đề nghị một gói cước tốt hơn, hoặc bảo hiểm xe hơi phù hợp hơn với bạn.

Deacon đã xem xét cách anh và vợ mình có thể hợp nhất các dịch vụ của họ. Thay vì mỗi người sử dụng một nhà cung cấp điện thoại di động khác nhau, một bên sẽ tham gia dịch vụ của bên kia và cuối cùng họ nhận được chiết khấu từ gói cước. Hơn thế nữa, gia đình anh cũng đang xem xét "share" tài khoản Netflix và wifi với hàng xóm để tiết kiệm hơn.

https://kenh14.vn/cap-doi-dat-tay-nhau-tra-no-hon-1-ty-dong-trong-18-thang-bi-kip-tai-chinh-goi-gon-trong-3-dieu-20220417180929911.chn

Theo Rika

Pháp luật & bạn đọc

Trở lên trên