Cập nhật Covid-19 ngày 23/4: 2 con mèo ở New York dương tính với nCoV; Singapore trong 3 ngày liên tiếp có thêm 1.000 ca mới
Tính đến ngày 23/4, tổng số ca nhiễm nCoV trên toàn cầu là 2.633.064, trong đó có 183.883 trường hợp tử vong và 717.284 người đã hồi phục. Cho đến nay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng và lây lan đến 210 quốc gia, vùng lãnh thổ.
- 22-04-2020Cập nhật Covid-19 ngày 22/4: Một số quốc gia châu Âu dần dỡ bỏ lệnh hạn chế; Singapore tiếp tục ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm trong 24 giờ
- 21-04-2020Cập nhật Covid-19 ngày 21/4: Tình hình dịch ở châu Âu có dấu hiệu khả quan; Thủ tướng Đức cảnh báo về đợt bùng phát thứ 2; Singapore có hơn 1.000 ca mới trong 24 giờ
Mỹ ghi nhận thêm 27.948 ca nhiễm mới trong 1 ngày, nâng tổng số ca lên 846.692, số trường hợp tử vong là 47.537, tăng 2.219 so với ngày hôm trước. Theo Liên đoàn Tự do Dân sự, chính quyền tổng thống Trump dự kiến số ca tử vong ở nước này ở khoảng 100.000 có thể là con số thấp hơn dự kiến, vì trong đó chưa bao gồm toàn bộ số tù nhân ở nước này. Trong khi đó, Mỹ có khoảng 740.000 tù nhân, điều này cho thấy con số tử vong sẽ cao hơn nhiều so với dự kiến nếu lượng người trong tù không giảm bớt.
Ngoài ra, theo CDC Mỹ, New York đã có 2 con mèo cho kết quả dương tính với virus corona sau khi xét nghiệm, dù 2 người chủ lại không nhiễm bệnh. Cơ quan này cho biết virus có thể đã lây lan từ một trong những thành viên trong gia đình có triệu chứng nhẹ hoặc do tiếp xúc với người nhiễm bệnh bên ngoài.
Tại Tây Ban Nha, số trường hợp nhiễm và tử vong do virus corona là 208.389 và 21.717, tăng 4.211 và 435 ca so với ngày hôm trước. Hiện tại, số ca nhiễm và tử vong mới tại quốc gia này đã có xu hướng ổn định hơn. Thủ tướng Pedro Sanchez cũng cho biết dịch bệnh tại Tây Ban Nha đã đi qua đỉnh và việc thận trọng nới lỏng phong toả sẽ dần được thực hiện. Ngoài ra, chính quyền ông Sanchez đang đề xuất về việc gia hạn tình trạng khẩn cấp quốc gia đến ngày 9/5.
Italy ghi nhận thêm 3.370 người nhiễm, nâng tổng số lên 187.327, trong khi đó số ca tử vong là 25.085 tăng thêm 437 ca. Dù ghi nhận số ca tử vong cao thứ 2 thế giới, sau Mỹ, nhưng hầu hết các bác sĩ tại nước này đều cho rằng con số thực lại cao hơn đáng kể, bởi hầu hết các ca tử vong tại viện dưỡng lão và bên ngoài bệnh viện đều không được đưa vào số liệu chính thức. Trong khi đó, Thủ tướng Giuseppe Conte cho biết sẽ công bố kế hoạch bước chống dịch tiếp theo vào cuối tuần này, dự kiến sẽ nới lỏng một số lệnh hạn chế.
Trong khi đó, Pháp có thêm 1.827 ca nhiễm mới, tăng lên 159.877. Quốc gia này ghi nhận 21.340 trường hợp tử vong, tăng 544 ca, gần bằng với con số của Tây Ban Nha. Bộ trưởng Y tế Jérôme Salomo cho biết dịch bệnh vẫn đang hoành hành ở Pháp, dù số ca đang có xu hướng tăng chậm lại. Hiện tại, lệnh phong toả đã được nới lỏng, các trường học tại đây có thể dần mở cửa nhưng quán cafe, rạp chiếu phim và quảng trường văn hoá tiếp tục ngừng hoạt động. Ngoài ra, các lễ hội mùa hè cũng không được tổ chức ít nhất cho đến giữa tháng 7.
Đức ghi nhận thêm 2.195 người nhiễm mới, tăng lên 150.648, trong đó có 5.279 người chết, có thêm 193 trường hợp tử vong. Hiện tại, 16 bang ở nước này đã nới lỏng lệnh phong toả với mức độ khác nhau, khi 1 số cửa hàng nhỏ được phép mở cửa trở lại. Dẫu vậy, Thủ tướng Angela Merkel vẫn cảnh báo về làn sóng lây lan thứ 2, đề nghị người dân đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng và thực hiện giãn cách xã hội theo quy định.
Các bệnh viện tại Anh đã ghi nhận 18.100 người tử vong, tăng 763 so với hôm trước, có thêm 4.451 trường hợp nhiễm mới, nâng tổng số lên 133.495. Số liệu chính thức của Anh hiện chưa bao gồm các trường hợp tử vong tại viện dưỡng lão và bên ngoài bệnh viện, do đó con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều.
Tại Đông Nam Á, Singapore hiện là ổ djch lớn nhất khu vực với 10.141 ca nhiễm, có thêm 1.016 trường hợp trong 24 giờ, và 12 trường hợp tử vong, tăng 1 ca so với hôm trước. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp quốc gia này ghi nhận hơn 1.000 ca mới. Trong khi đó, các ca nhiễm mới chủ yếu là lao động nước ngoài sống trong ký túc xá, chiếm tỷ lệ tới 90%.