Cập nhật ngay lúc này trên khắp thế giới: Sự cố màn hình xanh toàn cầu, "đóng băng" hàng loạt công ty, người dân vạ vật khắp các sân bay
Tình trạng kỹ thuật "màn hình xanh" trên toàn thế giới đang diễn ra, "đóng băng" rất nhiều hoạt động trong mọi ngành.
Một sự cố kỹ thuật lớn xảy ra trên toàn cầu, nhiều ngân hàng không thể hoạt động, từ sân bay đến siêu thị náo loạn!
Chiều ngày 19/7, tờ Daily Telegraph đưa tin đang có một sự cố mất điện toàn cầu do hệ thống internet bị sập diễn ra. Theo báo cáo ban đầu, sự cố này gây mất điện diện rộng tại nhiều quốc gia Úc, New Zealand, Nhật Bản, Ấn Độ và đang nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. Sập internet, mất điện đang gây ảnh hưởng cho hàng triệu người.
Theo đó, nghi vấn nguồn phát sinh của sự cố này là "lỗi quy trình" từ công ty bảo mật phần mềm Crowdstrike (Crowdstrike là một công ty lớn trong thị trường an ninh mạng). Ông MacGibbon, Giám đốc Chiến lược tại CyberCX, cho biết công ty dường như đã tung ra một số mã độc có khả năng "làm hỏng" các máy tính trên toàn cầu.
Ngay sau khi lỗi này xuất hiện, nó đã làm tê liệt hoàn toàn thành phố Sydney do mất điện.
Thủ tướng Úc Anthony Albanese sau đó đã phát biểu về tình trạng này và bảo đảm rằng không có sự ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng quan trọng hay các dịch vụ khẩn cấp như Triple-0. Các chuyên gia an ninh mạng đang xem xét nguyên nhân có thể là lỗi quy trình tại Crowdstrike, đồng thời không loại trừ khả năng tấn công mạng.
Sự cố kỹ thuật cũng đã tác động đến hoạt động tại Sân bay Sydney, dẫn đến sự chậm trễ trong các chuyến bay. Các hãng hàng không và dịch vụ nhà ga đã kích hoạt kế hoạch dự phòng và triển khai thêm nhân viên để hỗ trợ hành khách. Hành khách được khuyên nên kiểm tra tình trạng chuyến bay của mình và đến sân bay sớm.
Nhiều siêu thị đã phải đóng cửa vì hệ thống thanh toán không hoạt động, gây khó khăn trong việc mua sắm hàng ngày. Mặc dù không có ảnh hưởng đến dịch vụ tàu điện ngầm của Sydney Trains, một số tuyến đường khác bị ảnh hưởng.
Nhiều người dân cho biết họ không hề biết về sự cố mất điện toàn cầu và đã bị sốc khi đến sân bay. Cô Francesca cho biết họ dự kiến bay trở về ở Gold Coast nhà vào lúc 6h tối nhưng với tình hình hiện tại chưa biết mọi thứ sẽ ra sao: “Chúng tôi chỉ hy vọng có thể bay ngay cả khi phải chờ đợi và họ không hủy chuyến bay.”
Nhiều trường hợp khác cũng tương tự với Francesca như bà Maysa Chami đã chờ ba giờ tại sân bay Sydney.
Cuối cùng, Crowdstrike đã khắc phục được lỗi bằng cách phát hành một bản cập nhật mới để thay thế bản cập nhật gây lỗi trước đó. Người dùng được khuyến nghị cập nhật và khởi động lại hệ thống để bản vá mới có hiệu lực. Chính phủ Úc và các cơ quan khẩn cấp quốc gia vẫn đang tiếp tục theo dõi sát sao tình hình và đảm bảo rằng các dịch vụ thiết yếu không bị gián đoạn.
Tuy nhiên cho đến hiện tại, sự cố này tiếp tục gây thiệt ảnh với mức độ khủng khiếp khi:
- Kiểm soát không lưu Mỹ yêu cầu TẤT CẢ máy bay hạ cánh.
- Sân bay Anh, Đức, Tây Ban Nha đều bị ảnh hưởng
- Bệnh viện Anh tạm thời hoãn booking vì lỗi IT
- Train của nhiều nước Châu Âu dừng tại bến gần nhất
- Công ty nước của Anh và Đức gặp sự cố, chưa biết có cúp nước chăng.
- Công ty điện của Anh và Pháp thông báo có sự cố.
Ảnh: Daily Telegraph
Máy bay Mỹ bị yêu cầu hạ cánh, người dân vạ vật ở khắp các sân bay, hàng loạt công ty lớn "đóng băng" hoạt động
Các công ty trên toàn cầu đang gặp phải tình trạng hệ thống sụp đổ hàng loạt một cách bất ngờ. Trước mắt, có tin tức cho biết sự cố trên toàn thế giới có liên quan đến hệ điều hành Windows của Microsoft và đến từ lỗi của công ty bảo mật phần mềm Crowdstrike, một công ty có mục đích ngăn chặn máy tính bị hack.
Sự cố này nhanh chóng lan rộng thành tình trạng khủng hoảng trên toàn thế giới. Sàn giao dịch chứng khoán London đã hoãn thời gian bắt đầu giao dịch. Đài Sky News ở Anh và ABC của Úc không thể phát sóng trực tiếp.
Nhân viên ABC đã đăng trên X thông báo cho người nghe đài rằng họ đang gặp "vấn đề lớn về CNTT trên toàn quốc. Chúng tôi xin lỗi vì bất kỳ sự gián đoạn nào trong quá trình truyền tải hoặc mất bất kỳ chương trình thường xuyên nào".
Theo báo cáo trên X, máy tính để bàn tại các văn phòng của Microsoft bắt đầu tắt "tự động" vào khoảng 2:30 chiều (giờ Mỹ).
Các ngân hàng Úc bao gồm NAB, Suncorp, Bendigo cho biết đã bị ảnh hưởng. Trong khi đó, các chuyến bay của Jetstar đã bị hoãn vào chiều thứ 6 (19/7), được hiểu là do sự cố "màn hình xanh".
Thủ tướng Anthony Albanese đã đưa ra tuyên bố. Ông cho biết: "Tôi hiểu người dân Úc đang lo ngại về tình trạng kỹ thuật đang diễn ra trên toàn cầu và ảnh hưởng đến nhiều dịch vụ khác nhau. Cơ chế điều phối quốc gia đã được kích hoạt và đang họp ngay bây giờ".
Ảnh hưởng của sự cố đã lan sang mọi hoạt động. Các chuyến bay đang bị hủy trên khắp nước Mỹ do sự cố công nghệ.
Các hãng hàng không lớn của Hoa Kỳ đã hủy nhiều chuyến bay trên khắp cả nước vì lý do vấn đề liên lạc. American Airlines, hãng hàng không lớn nhất thế giới tính theo lượng hành khách, nói với BBC rằng không có chuyến bay nào được phép cất cánh và hãng đang liên lạc với tất cả các chuyến bay hiện đang bay để yêu cầu hạ cánh.
Vì sự cố đột ngột, nhiều sân bay đang phải tạm dừng hoạt động. Người phát ngôn của Sân bay Sydney (Úc) cho biết:"Sự cố kỹ thuật toàn cầu đã ảnh hưởng đến một số hoạt động của hãng hàng không và dịch vụ nhà ga. Các chuyến bay hiện đang đến và khởi hành, tuy nhiên có thể có một số sự chậm trễ trong suốt buổi tối. Bất kỳ ai có lịch bay ngày hôm nay nên đến sân bay sớm hơn và kiểm tra với hãng hàng không về tình trạng chuyến bay của mình".
Sập hệ thống máy tính toàn cầu, hàng không Việt Nam bị ảnh hưởng thế nào?
Truyền thông quốc tế đưa tin sự cố hệ thống máy tính toàn cầu được cho là liên quan đến Windows của Microsoft đang làm gián đoạn nhiều dịch vụ lớn, như sân bay, ngân hàng và các công ty.
Tại Việt Nam, chiều 19-7, hãng hàng không Vietjet thông tin tới hành khách Hệ thống Microsoft toàn cầu bị gián đoạn, làm chậm thủ tục chuyến bay
Từ khoảng 11 giờ 30 đến 14 giờ 30 (giờ Việt Nam) ngày 19-7-2024, hệ thống Microsoft cloud toàn cầu gặp sự cố đã làm ảnh hưởng tới việc đặt chỗ, làm thủ tục online các hãng hàng không toàn cầu. Đến 14 giờ 30 hệ thống đã hoạt động trở lại, tuy nhiên một số chuyến bay phải điều chỉnh kế hoạch khai thác và một số chuyến bay chịu ảnh hưởng dây chuyền.
Hãng hàng không Vietjet lưu ý hành khách có kế hoạch di chuyển trong ngày 19-7-2024 chủ động theo dõi thông tin tại mục "Chuyến bay của tôi" trên website www.vietjetair.com và ứng dụng điện thoại Vietjet Air, và liên hệ tổng đài nếu cần hỗ trợ.
Ảnh hưởng của lỗi hệ thống Microsoft là tình huống ngoài khả năng và mong muốn của hãng hàng không và khách hàng. Hãng hàng không xin chân thành cáo lỗi và mong hành khách thông cảm với tình huống đặc thù, bất khả kháng này.
Các hãng hàng không Việt Nam khác như Vietnam Airlines, Vietravel Airlines, Bamboo Airways chưa ghi nhận ảnh hưởng.
Một chuyên gia trong ngành cho biết nguyên nhân là do hệ thống đặt giữ chỗ của hãng hàng không Vietjet Air sử dụng Microsoft cloud lưu trữ ảo hóa trên mạng, còn các hãng còn lại không sử dụng.
Đại diện sân bay Nội Bài cho biết chưa ghi nhận bị ảnh hưởng bởi sự cố trên, các hoạt động tại sân bay diễn ra bình thường. Bộ phận công nghệ thông tin của sân bay Nội Bài cho biết liên quan đến Window, có 2 trường hợp bị ảnh hưởng: Tự động cập nhật các bản vá lỗi, thuê Microsoft cloud. Sân bay Nội Bài không ảnh hưởng gì vì không để chế độ tự động cập nhật, các kỹ sư khi cập nhật sẽ phân tích và đánh giá rồi mới cập nhật là không thuê dịch vụ Microsoft cloud của Microsoft.
Trao đổi với Báo Người Lao Động, Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng cho biết sự cố có ảnh hưởng đến một số máy tính của hãng hàng không ở một số sân bay, ảnh hưởng đến hệ thống làm thủ tục cho hành khách. Tuy nhiên Cục Hàng không có hệ thống dự phòng và đã chuyển đổi ngay để xử lý tình huống, không để ảnh hưởng đến hoạt động bay, ảnh hưởng đến hành khách.
Trước đó, truyền thông quốc tế đưa tin do sự cố trên, tại Malaysia, hành khách không thể làm thủ tục ký gửi hành lý cho chuyến bay của AirAsia tại sân bay quốc tế Kota Kinabalu ở Sabah.
Tại sân bay Changi ở Singapore, hãng bay phát đồ ăn nhẹ và nước đóng chai cho hành khách đang chờ đợi xếp hàng dài để làm thủ tục.
Tại sân bay Edinburgh của Anh, hành khách không thể sử dụng các máy quét thẻ lên máy bay tự động. Màn hình tại khu vực an ninh cũng hiển thị thông báo "server offline" (máy chủ ngoại tuyến), theo một nhân chứng của Reuters. Do đó, thẻ lên máy bay đang được tiếp viên kiểm tra thủ công.
Tại Đức, các chuyến bay tại sân bay Berlin Brandenburg bị đình chỉ do "vấn đề kỹ thuật".
Sân bay Schiphol của Amsterdam (Hà Lan), một trong những trung tâm hàng không bận rộn nhất châu Âu, cũng bị ảnh hưởng.
"Sự cố này có ảnh hưởng đến các chuyến bay đi và đến Schiphol", phát ngôn viên cho biết, thêm rằng chưa rõ bao nhiêu chuyến bay bị ảnh hưởng.
Các hãng hàng không lớn của Mỹ bao gồm American Airlines, Delta Airlines và United Airlines đã ban hành lệnh ngừng bay vào sáng 19-7 (giờ địa phương).
Hãng hàng không giá rẻ Frontier Airlines cho biết "sự cố kỹ thuật lớn của Microsoft" đã tạm thời ảnh hưởng đến hoạt động của công ty….
Microsoft cho biết tình trạng ngừng hoạt động của họ bắt đầu vào khoảng 18 giờ (giờ địa phương) ngày 18-7, liên quan đến dịch vụ đám mây Azure.
Microsoft cho biết họ cũng đang điều tra một sự cố ảnh hưởng đến nhiều ứng dụng và dịch vụ Microsoft 365.
Nguồn: Người lao động
Vì lỗi “màn hình xanh” của Windows, hãng hàng không Ấn Độ phải viết vé bằng tay cho khách
Mới đây, hàng ngàn máy tính Windows đang gặp phải trên toàn cầu do sự cố “màn hình xanh” do bản cập nhật của hãng CrowdStrike. Ban đầu chỉ có các bộ phận IT của các công ty phải đối mặt với sự cố, giờ đây vấn đề đã lan sang hàng loạt cơ quan dân sự khác trên toàn cầu.
Trên mạng xã hội X, một người dùng chia sẻ tấm ảnh mô tả sự kiện “có một không hai” này, cho thấy nhân viên hãng máy bay IndiGo của Ấn Độ đã phải viết vé bằng tay để đưa cho khách.
Nhiều khả năng ảnh hưởng của sự cố “màn hình xanh” vẫn sẽ chưa dừng lại, khi các chuyên gia chưa rõ khi nào mới có thể khắc phục triệt để lỗi phần mềm tai hại.
Đời sống Pháp luật