Cặp vợ chồng gửi tiết kiệm 3,4 tỷ đồng, sau 5 năm số dư chỉ còn hơn 3.000 đồng: Ngân hàng từ chối giải quyết lập tức bị tòa án gửi giấy triệu tập
Gửi toàn bộ tài sản tích cóp được vào ngân hàng, cặp vợ chồng Trung Quốc tá hỏa khi số tiền tiết kiệm bao nhiêu năm bỗng chỉ còn vài đồng.
- 31-01-2024100 cụ già giấu con, rút tiền dưỡng già để "kinh doanh nghĩa trang", lãi suất tới 30%/năm: Tưởng tuổi xế chiều an nhàn ai ngờ vỡ mộng, trắng tay
- 29-01-2024Người phụ nữ gửi tiết kiệm 34 tỷ đồng, 4 tháng sau số dư chỉ còn 20 nghìn đồng: Ngân hàng khẳng định không liên quan, cảnh sát vào cuộc điều tra
- 28-01-2024Thấy bệnh nhân "liệt giường" suốt 3 năm bỗng đi lại bình thường khi đang trực đêm, bác sĩ kiểm tra camera vạch trần "chiêu trò" lừa đảo
- 27-01-2024Tuổi già bỏ phố về quê, tôi vô tư "khoe" 2 điều với hàng xóm rồi nhận ra: Đúng là "cái miệng hại cái thân"
- 26-01-2024Nữ tài vụ phát hiện giám đốc có "hành vi lạ", còn yêu cầu chuyển khoản 866 triệu đồng liền gọi điện báo cảnh sát
Vào tháng 7 và tháng 9 năm 2009, vợ chồng bà Tôn ở Tảo Trang, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, đã 2 lần đến Ngân hàng Thương mại Nông thôn Tảo Trang, chi nhánh Tiết Thành để gửi tiền tiết kiệm. Tổng cộng số tiền mà 2 vợ chồng này gửi là 1 triệu NDT (3,4 tỷ đồng). Năm 2014, cho rằng số tiền của mình đã “sinh lời”, bà Tôn đến ngân hàng rút tiền nhưng lại được nhân viên ngân hàng cho biết sổ tiết kiệm của bà chỉ còn đúng 1 NDT (hơn 3.000 đồng).
Quá bức xúc khi tiền tiết kiệm cả đời gửi ở ngân hàng bỗng dưng biến mất nhưng không nhận được lời giải thích rõ ràng hay phương án giải quyết hợp lý, bà Tôn đã kiện chi nhánh ngân hàng này ra tòa án địa phương. Không lâu sau đó, đơn vị này đã nhận được giấy triệu tập của tòa án.
Cùng lúc đó, phía ngân hàng tìm thông tin của bà Tôn tại ngân hàng, phát hiện sổ tiết kiệm của người phụ nữ này bị lỗi, chữ viết trên các trang giao dịch cũng không được in bởi cùng một máy tính. Cho rằng sổ tiết kiệm của bà Tôn là giả mạo, phía ngân hàng đã báo cảnh sát bắt giữ người phụ nữ này. Tuy nhiên sau khi điều tra, cảnh sát kết luận rằng không có bằng chứng nào cho thấy bà Tôn có liên quan đến việc làm giả sổ tiết kiệm.
Năm 2020, bà Tôn tiếp tục khởi kiện Ngân hàng Thương mại Nông thôn Tảo Trang Chi nhánh Tuyết Thành. Tòa án cho rằng ngân hàng này không làm tròn nghĩa vụ trong vụ việc này và phải trả cho bà Tôn 1 triệu NDT cùng tiền lãi. Đến ngày 8 tháng 7 cùng năm, chi nhánh ngân hàng này đã chuyển tiền bồi thường cho vợ chồng bà Tôn theo quyết định của pháp luật.
Tiết lộ với giới truyền thông, luật sư Lưu Hoán Bình cho biết vụ việc này thực chất liên quan đến một vụ án hình sự lớn. Theo đó, vào ngày bà Tôn gửi tiền vào ngân hàng, hồ sơ gửi tiền đứng tên bà Tôn đã bị một cựu nhân viên họ Điền ở ngân hàng này làm giả. Số tiền gửi thật của bà Tôn đã bị người này rút nhiều lần và chiếm đoạt.
Tòa án cũng chỉ ra rằng không có bằng chứng nào chứng minh nữ nhân viên họ Điền này nhận được sự ủy quyền của bà Tôn hay bà Tôn và nhân viên này thông đồng để lừa dối. Do đó, với tư cách là một tổ chức tài chính, Ngân hàng Thương mại Nông thôn Tảo Trang chi nhánh Tiết Thành đã không thực hiện nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho tiền gửi của người gửi, dẫn đến tổn thất cho khách hàng nên vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng.
Đối với nhân viên họ Điền, ngoài việc lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của bà Tôn, người phụ nữ này còn dùng thủ đoạn tương tự với 10 nạn nhân khác. Theo điều tra của cảnh sát, từ năm 2008 đến năm 2010, số tiền mà cựu nhân viên này chiếm đoạt lên tới hơn 6 triệu NDT (20,6 triệu NDT). Với những tội danh đó, nữ nhân viên họ Điền cuối cùng cũng bị cảnh sát địa phương bắt giữ và bị tòa án địa phương kết án 10 năm 6 tháng tù.
Câu chuyện của vợ chồng bà Tôn là bài học cảnh tỉnh cho nhiều người khi tình trạng lừa đảo ngân hàng ngày càng nhiều. Cách tốt nhất, mọi người luôn phải nâng cao nhận thức và đề cao cảnh giác, đồng thời nghiêm túc bảo mật thông tin cá nhân để tránh bị kẻ xấu lợi dụng. Trong trường hợp bị lừa đảo, nên nhớ bình tĩnh và giữ lại đầy đủ bằng chứng (chẳng hạn như bản ghi trò chuyện, tin nhắn văn bản, số tài khoản ngân hàng, ….) và báo ngay cho cơ quan chứng năng để được hướng dẫn xử lý.
Bên cạnh đó, các ngân hàng với tư cách là tổ chức tài chính cũng cần có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho tài sản của người gửi tiền. Có như vậy, chúng ta mới có thể hạn chế được những rủi ro trong quá trình gửi tiền, cũng như né tránh được âm mưu xấu của những kẻ lừa đảo.
(Theo The Paper)
Nhịp sống thị trường