MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cặp vợ chồng ở Hà Nội chiến tranh lạnh vì 1 vấn đề liên quan đến con cái: Nghe lý do, ai cũng khuyên người mẹ giữ vững lập trường

05-12-2024 - 15:28 PM | Sống

Hầu hết phụ huynh đều đồng tình với quan điểm của người vợ.

"Theo các bố mẹ, trong trường hợp này em đúng hay sai?" - Một bà mẹ ở Hà Nội mới đây thắc mắc trên nhóm chung dành cho phụ huynh về câu chuyện gia đình mình. Chị cho biết, công việc của chị quá bận, đi làm từ 6 giờ rưỡi sáng đến 6 giờ rưỡi tối mới về, có khi muộn hơn, đến 7 giờ rưỡi, 8 giờ kém. Con của chị 5 tuổi, đang học lớp mẫu giáo lớn. Sáng chị đưa con đến nhà 1 bác gần nhà, thuê bác đưa đón con và giúp tắm rửa cho con ăn nếu như hai vợ chồng về muộn. Nhưng năm sau con vào lớp 1, trường ở xa hơn, bác không đưa đón được vì không biết đi xe.

Bà mẹ này tính 2 phương án: Một là xin cho con học 1 trường gần công ty làm để thuận tiện đưa đón; Hai là xin nghỉ công việc hiện tại, tìm 1 công việc khác gần nhà, nhẹ nhàng hơn để đưa đón, chăm sóc con (tất nhiên công việc nhẹ nhàng hơn thì đi kèm với thu nhập thấp hơn).

Nhưng cả 2 phương án đều không được chồng chị đồng ý. Anh muốn gửi con về ông bà nội cho con học tiểu học. Người vợ không chấp nhận, một phần vì không muốn xa con, phần lại sợ ông bà có cách nuôi dạy con không phù hợp. Vì chuyện này mà hai vợ chồng hục hặc, không nhìn mặt nhau, cũng chưa thống nhất phương án thế nào.

Cặp vợ chồng ở Hà Nội chiến tranh lạnh vì 1 vấn đề liên quan đến con cái: Nghe lý do, ai cũng khuyên người mẹ giữ vững lập trường- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

"Đừng để con cái xa cha mẹ"

Nhiều người cho rằng, dù biết rằng còn tùy thuộc hoàn cảnh, nhưng khi lên kế hoạch sinh con, các cặp vợ chồng đã phải lường trước những vất vả, tốt nhất là con mình, mình nuôi. Chính cha mẹ mới là người chăm con toàn diện nhất, trao cho con một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần tươi vui.

Thiếu sự quan tâm của bố, đứa con sẽ có cảm giác không an toàn và tự ti; thiếu sự chăm sóc của mẹ, đứa con sẽ có cảm giác không hạnh phúc và thiếu tình cảm... Thiếu hụt sự quan tâm ở bất cứ mặt nào đều có thể làm cho con trẻ gặp khó khăn trong phát triển nhân cách, trong việc lựa chọn tương lai và xử trí quan hệ cộng đồng sau này.

Chưa kể, về mặt học hành, lớp 1 và bậc tiểu học được xem như nền tảng trong giáo dục phổ thông. Thành công trong học tập bậc tiểu học mang tới cơ hội lớn cho trẻ thành công ở bậc học tiếp theo. Ở giai đoạn này, việc đồng hành cùng con của cha mẹ là vô cùng quan trọng.

Ông bà khác thế hệ, khác tư duy và thói quen; chưa kể nhiều ông bà thương cháu hơn thương con, việc chiều chuộng cũng dễ khiến cháu hư. Nếu bất đắc dĩ không còn phương án nào khác, lúc đó hãy nghĩ đến việc giao con cho ông bà.

Hơn nữa, dù ông bà còn khỏe và không làm gì thì con mình sinh ra mình phải có trách nhiệm. Ông bà đã hơn nửa cuộc đời chăm sóc các con, về già chưa được nghỉ ngơi thì lại chăm cháu. Ai có con nhỏ đều biết trông trẻ nhỏ rất mệt, cho ăn ngủ, tắm rửa, chạy theo đã ''hết hơi''. Thương con nhưng cũng hay thương cha mẹ. Họ đã vất vả vì con rồi, đừng để họ vất vả thêm vì cháu!

Nhiều người cho rằng, nếu bà mẹ không phải công chức nhà nước thì nên đổi chỗ làm để cho con học gần nhà. Lợi thế gần nhà thời gian đi lại ngắn có nhiều thời gian nghỉ, ngủ, học hơn. Nếu kinh tế cho phép thì có thể tìm một trường học có xe đưa đón và tiếp tục thuê bác đưa đón con tại điểm gần nhà bác. Dù thế nào, hãy ưu tiên cha mẹ, con cái gần gũi, bởi tiền có thể kiếm lại nhưng tuổi thơ của con chỉ trôi qua 1 lần.

Theo Hiểu Đan

Thanh niên Việt

Trở lên trên