Cặp vợ chồng U70 bị buộc tội lừa đảo, chuyển khoản online gần 7 tỷ đồng để "điều tra", đến đồn cảnh sát đầu thú mới ngã ngửa vì sự thật
Cặp vợ chồng già run rẩy bước vào phòng trực của một sở cảnh sát địa phương và nói rằng họ muốn tự đầu thú. Nhưng sau khi điều tra, cảnh sát mới phát hiện ra họ không phải thủ phạm, mà lại chính là nạn nhân của một vụ lừa đảo online.
- 03-09-2023Chỉ nghe một cuộc gọi, cựu cảnh sát bị lừa hết tiền tiết kiệm cả đời: Thủ đoạn có yếu tố không ngờ tới, ngân hàng khẳng định không thể lấy lại tiền
- 03-09-2023Cả gia tài 30 tỷ đồng "bay màu" chỉ sau một bữa ăn, người đàn ông lập tức gọi cảnh sát, báo ngân hàng nhưng chỉ nhận lại sự thờ ơ
- 03-09-2023Bỏ khoảng 1,8 tỷ đồng mua 13000m2 đất dưỡng già, 24 năm sau ngỡ ngàng khi có người "nẫng tay trên": Người đàn ông lập tức gọi cảnh sát và cái kết "đau đầu"
Đầu tháng 8/2022, bà Trương, 62 tuổi (đã đổi danh tính để đảm bảo riêng tư) nhận được một cuộc điện thoại lạ khi đang đi mua hàng tạp hóa. Người đầu dây bên kia có thái độ cực kỳ cứng rắn, nói với bà rằng bà đã nộp đơn làm thẻ tín dụng ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 11/5 và đã tiêu hơn 10.000 NDT (khoảng 33 triệu VNĐ).
Hiện nay khoản chi tín dụng đã đến hạn thanh toán, bây giờ bà có hai phương án giải quyết, một là trả hết nợ trong một khoảng thời gian cho phép, hai là phải trực tiếp làm việc với cảnh sát, đồng thời người này còn “nhắc nhở” bà không được thông báo cho con cái biết.
Bà Trương không khỏi hoang mang, nói rằng muốn làm việc với cảnh sát. Chỉ lát sau, một người tự xưng là "cảnh sát" đã liên lạc với bà qua cuộc gọi video. Người này giới thiệu rất rõ ràng và đầy đủ nhưng thông tin như mã số cảnh sát, đơn vị công tác…, có vẻ đáng tin cậy.
“Viên cảnh sát” nói rằng hai vợ chồng bà bị tình nghi tham gia vào một vụ lừa đảo mạng viễn thông lớn ở Trùng Khánh. Anh ta còn cho ông bà xem clip và hình ảnh những nghi phạm bị còng tay và đang bị thẩm vấn. Những thông tin chi tiết như vậy khiến đôi vợ chồng già có chút hoảng sợ và bắt đầu tin rằng họ thực sự có liên quan đến vụ án.
Nhưng bà Trương vẫn còn tỉnh táo, bà nói rằng họ chưa bao giờ đến Bắc Kinh, cũng chưa đăng ký thẻ tín dụng. Họ chỉ cung cấp thông tin danh tính của mình cho hướng dẫn viên du lịch trong những chuyến đi gần đây. Vì thế có thể là hướng dẫn viên du lịch đã lấy trộm thông tin nhận dạng của họ. Không ngờ, bên kia lại nói trong số người bị bắt có một hướng dẫn viên du lịch, đồng thời cho xem thông tin danh tính của người đó.
Phía “cảnh sát” liên tục “giải thích” rằng sự việc này nghiêm trọng đến mức nào và thậm chí hai ông bà có thể bị truy nã. Chốt lại cuộc trò chuyện, “cảnh sát” yêu cầu hai ông bà cần phải đăng ký lại toàn bộ số thẻ ngân hàng và mật khẩu mới để vụ án có thể được xử lý.
Những người lớn tuổi như ông bà Trương sợ hãi trước lời nói đó nên đã cung cấp toàn bộ thông tin của mình, đồng thời hàng ngày họ đều báo cáo tình hình của mình cho phía “cảnh sát”.
Suốt khoảng thời gian sau đó hai ông bà già ăn không ngon, ngủ cũng không yên. Cuối cùng họ đưa ra quyết định đến trực tiếp cơ quan công an đầu thú để làm rõ sự việc.
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, cảnh sát kết luận đây là một vụ lừa đảo mạo danh các cơ quan có thẩm quyền, cụ thể trong trường hợp này là cảnh sát.
Cảnh sát biết thêm rằng cặp vợ chồng già có hơn 2 triệu NDT (khoảng 6.6 tỷ VNĐ) trong thẻ ngân hàng, đây là toàn bộ số tiền quỹ hưu trí của họ.
Để ngăn chặn kịp thời kẻ xấu lấy đi số tiền, cảnh sát nhanh chóng tới các chi nhánh ngân hàng điều tra, giúp ông bà lão lập tài khoản ngân hàng mới, đảm bảo an toàn cho số tiền.
Cảnh sát đồng thời đưa ra nhắc nhở: Các cơ quan thực thi pháp luật xử lý các vụ việc trực tiếp, không xử lý các vụ việc qua gọi điện hay tin nhắn, và sẽ không yêu cầu số thẻ ngân hàng hay mật khẩu. Nếu người dân gặp phải tình huống tương tự, họ phải cảnh giác và gọi cảnh sát trợ giúp kịp thời để tránh trở thành nạn nhân của lừa đảo viễn thông trực tuyến và bị thiệt hại tài sản.
Theo CBG.CN
Nhịp sống thị trường