Cậu bé 11 tuổi được chẩn đoán xơ gan nặng chỉ vì thói quen nuôi dưỡng sai lầm của bố mẹ, bác sĩ thở dài: "Tình yêu" mà bố mẹ nghĩ thực ra lại âm thầm hại con
Ảnh minh họa. Nguồn: Sohu
Bé trai Minh Minh 11 tuổi, người Trung Quốc chuyển từ gan nhiễm mỡ sang xơ gan cấp độ nặng, khiến cả gia đình và bác sĩ đều vô cùng ngạc nhiên. Hóa ra, “thủ phạm” chính là chế độ ăn uống sai lầm của cậu bé.
Nói đến bệnh xơ gan mọi người thường nghĩ đến những bệnh nhân tuổi trung niên, hay nhậu nhẹt, béo phì… Tuy nhiên, một bệnh nhân bị xơ gan nặng gần đây là một cậu bé 11 tuổi. Đáng nói, nguyên nhân gây bệnh của cậu bé liên quan đến thói quen ăn uống nhiều người mắc phải.
Hơn thế, từ xa xưa, suy nghĩ truyền thống của nhiều người tin rằng trẻ em khỏe mạnh nhất là khi béo lên. Do đó, họ luôn cố gắng cho trẻ ăn thật nhiều để lớn lên khỏe mạnh. Tuy nhiên, quan niệm này lại hoàn toàn sai lầm và âm thầm hại trẻ.
Minh Minh ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc năm nay 11 tuổi, là con một trong gia đình nên được cưng chiều từ nhỏ. Theo cha mẹ của Minh Minh, từ nhỏ cậu bé đã rất ăn ngon miệng, mỗi bữa có thể ăn 2-3 bát cơm trắng và các món thịt như thịt kho, các món có nhiều dầu mỡ, đậm vị. Thêm nữa, bữa nào cũng phải ăn thật no. Ở tuổi 11, Minh Minh đã nặng tới 130 kg.
Trẻ thừa cân, béo phì có nguy cơ đối mặt với bệnh lý gan nhiễm mỡ, thậm chí xơ gan nặng. (Ảnh: minh họa. Nguồn: Internet).
Trong một lần khám sức khỏe thể chất ở trường, bác sĩ phát hiện thấy transaminase của bé tăng cao và đề nghị người nhà đưa Minh Minh đến bệnh viện để kiểm tra thêm về gan. Kết quả sau khi siêu âm cho thấy, gan cậu bé nhiễm mỡ ở mức độ trung bình, đường kính xiên lớn nhất của thùy gan phải là 148mm, lớn hơn gan của người lớn.
Sau đó vài tháng, Minh Minh tái khám, kết quả siêu âm sơ bộ cho thấy tình trạng gan nhiễm mỡ của cậu bé đã cải thiện. Thế nhưng, Minh Minh lại béo hơn 1 năm trước. Rất có thể là thời gian nghỉ dịch khiến cậu ăn uống không điều độ, ít vận động.
Do đó, để đảm bảo có kết quả chính xác nhất, bác sĩ một lần nữa đề nghị cậu bé kiểm tra gan để phát hiện chính xác tình trạng bệnh. Kết quả cho thấy bệnh của Minh Minh đã chuyển từ gan nhiễm mỡ sang xơ gan nặng.
Sau khi thăm khám và phát hiện ra Minh Minh bị gan nhiễm mỡ nhẹ, bác sĩ đã khuyến cáo gia đình không nên cho bé ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, ăn ít thịt và tăng cường rau xanh cùng với chế độ ăn nhạt. Ngoài ra, bác sĩ cũng cảnh báo mặc dù gan nhiễm mỡ nhẹ là bệnh mãn tính nhưng nếu không được kiểm soát sẽ khiến bệnh gan nặng thêm nhưng rõ ràng các bậc cha mẹ đã không coi trọng nên đã dẫn đến hậu quả này.
Điều trị béo phì nên thực hiện ngay từ khi bé còn nhỏ để tránh khác hệ quả xấu về sau. Ảnh: Internet
Từ gan nhiễm mỡ đến xơ gan rồi ung thư gan thường chỉ qua 4 bước:
Bước 1: Trên bề mặt gan xuất hiện nhiều hạt mỡ, nổi cục mẫm và dường như lá gan "lớn lên" thành hình tròn.
Bước 2: Mỡ trong cơ thể tăng dần cho đến khi nó bao phủ bề mặt gan, và gan bắt đầu chống lại sự bù trừ, và viêm gan nhiễm mỡ xuất hiện.
Bước 3: Các tế bào viêm nhiễm tiếp tục kích thích mô gan bị thoái hóa, các mô xơ tiếp tục tăng sinh và tăng dần, dày lên sẽ tiến triển thành xơ gan.
Bước 4: Xơ gan nặng hơn tức là ung thư gan.
Những biến chứng nguy hiểm của thừa cân béo phì ở trẻ em
Không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, béo phì còn gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khác cho trẻ, bao gồm:
Bệnh lý tim mạch: Trẻ em bị béo phì có nguy cơ bị bệnh lý tim mạch ở tuổi trưởng thành như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành…
-Tăng huyết áp: Ở Mỹ và Châu Âu, khoảng 50% trẻ em bị béo phì bị tăng huyết áp. Ở Việt Nam, theo các nghiên cứu cho thấy trẻ bị béo phì có tỷ lệ huyết áp tăng là 5-10 %.
-Rối loạn mỡ máu: Điển hình là tăng nồng độ LDL-cholesterol (cholesterol xấu) và triglyceride nhưng lại giảm nồng độ HDL-cholesterol (cholesterol tốt).
-Xơ vữa động mạch: Xuất hiện sớm ở trẻ bị béo phì do sự phát triển sớm các mảng xơ vữa trong động mạch và vẫn còn tồn tại dù sau này có giảm cân khi trưởng thành.
Bệnh lý nội tiết - chuyển hóa: Bao gồm đề kháng insulin, đái tháo đường type 2, rối loạn mỡ máu, hội chứng đa nang buồng trứng, dậy thì sớm
Bệnh lý hô hấp: Tỷ lệ mắc chứng ngưng thở khi ngủ tăng rõ rệt ở trẻ em và thanh thiếu niên bị béo phì. Ngoài ra, trẻ còn có hội chứng giảm thông khí do béo phì
Nguy cơ mắc tiểu dường cao gấp 3 lần: Trẻ béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường cao gấp 3 lần so với người không thừa cân. Trong những thập kỉ gần đây, mức sống của người dân đã được cải thiện. Trung bình cứ 100 người thì có 1 người mắc bệnh đường ruột. Hiện nay, một số phụ huynh có thói quen cho trẻ ăn nhiều thịt và uống nước có ga khiến trẻ rất dễ bị thừa cân.
Trẻ béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hô hấp, tim mạch và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Ảnh: Internet
Các ảnh hưởng về tâm lý: Béo phì ở trẻ em có thể dẫn đến những hậu quả tâm lý xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trẻ thừa cân và béo phì dễ bị phân biệt đối xử bởi các bạn đồng trang lứa. Bên cạnh đó, thừa cân béo phì có thể khiến trẻ bị chứng rối loạn ăn uống sau này, khiến trẻ ăn uống không lành mạnh.
Đẩy lùi béo phì cũng là cách bảo vệ gan
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là một trong những cách giúp bé duy trì cân nặng ổn định. Ảnh: Internet
Ba mẹ cần giúp trẻ ăn các thực phẩm lành mạnh và hoạt động năng động hơn. Để thực hiện những thay đổi lối sống này có thể rất khó khăn ngay từ lúc bắt đầu. Sau đây là một số lời khuyên giúp phòng ngừa béo phì ở trẻ em:
Ăn nhiều trái cây, rau củ quả
Cho trẻ ăn 5 phần trái cây hoặc rau quả mỗi ngày, hạn chế những loại trái cây ngọt nhiều năng lượng như chuối, sầu riêng, xoài... Nếu trẻ không thích rau hoặc trái cây, hãy bắt đầu từ từ.
Hạn chế cho trẻ uống bất kỳ đồ uống có đường hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ
Đồ uống có đường bao gồm soda, đồ uống thể thao và tất cả các loại nước ép. Thức ăn có đường: bánh, kẹo. Bên cạnh đó cũng hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo đặc biệt là các loại chất béo no, chất béo trans trong các thức ăn nhanh, đồ chiên rán…
Tập thể dục
Giới hạn "thời gian màn hình", bao gồm xem TV, điện thoại, máy tính bảng, chơi trò chơi điện tử hoặc sử dụng máy tính hoặc thiết bị điện tử khác. Các chuyên gia khuyên rằng trẻ nhỏ (từ 2 đến 5 tuổi) không quá 1 giờ mỗi ngày trên màn hình. Trẻ lớn hơn cũng nên giới hạn thời gian màn hình không quá 2 giờ mỗi ngày.
Cho trẻ hoạt động thể chất từ 1 giờ trở lên mỗi ngày. Điều này có thể bao gồm thực hiện một môn thể thao, nhảy múa hoặc chơi ngoài trời. Người bệnh gan thường có thể lựa chọn một số bài tập phù hợp như đi bộ, bơi lội và các bài tập khác, đảm bảo 3 đến 4 lần/tuần, mỗi lần không dưới 40 phút, có thể hỗ trợ hiệu quả, phục hồi sức khỏe của gan.
Theo Sohu