MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cậu bé “thiểu năng trí tuệ” bị thầy đuổi học nhưng trở thành thiên tài vĩ đại nhất thế giới nhờ thứ này của mẹ

09-05-2020 - 12:43 PM | Sống

Lòng tin và tình yêu thương của mẹ là thứ tiếp thêm sức mạnh, động lực và niềm tin để chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách, chinh phục mọi đỉnh cao trong cuộc sống.

Trong ký ức của mỗi con người, từ thuở lọt lòng cất tiếng khóc chào đời cho đến khi chập chững những bước chân đầu tiên, từ những buổi đầu cấp sách đến trường cho đến ngày rời “tổ” để xây dựng mái ấm cho riêng mình, đâu đâu có tồn tại hình bóng thân thuộc yêu thương của mẹ.

Mẹ đồng hành cùng chúng ta trên mọi nẻo đường chúng ta đi, dù thênh thang thẳng tắp hay dốc đứng thác ghềnh. Những niềm vui trong đời sống thường nhật dường như được nhân đôi khi có mẹ hiện diện, những khó khăn, thử thách cũng nhẹ vơi khi có mẹ sẽ chia.

Cậu bé “thiểu năng trí tuệ” bị thầy đuổi học nhưng trở thành thiên tài vĩ đại nhất thế giới nhờ thứ này của mẹ - Ảnh 1.

Mẹ là người phụ nữ, là người bạn bằng mọi giá yêu thương, che chở và bảo vệ cho chúng ta trong mọi tình huống. Dù ngoài kia, có biết bao dèm pha đánh giá, xấu xa nghi kỵ, thì nơi đây, mẹ vẫn luôn dành cho đứa con thương thân của mình một niềm tin, một tình yêu bao dung, lớn lao, cao cả.

Đứng sau thành công của mỗi một con người là một người mẹ nhân hậu, tinh tế, tận tâm và giàu lòng trắc ẩn. Dù có là thiên tài đi chăng nữa, họ vẫn là những người con, mãi nhỏ bé, ngây thơ và cần được bảo vệ trong mắt mẹ. Bên dưới đây là câu chuyện cảm động về Thomas Edison và cái cách mà mẹ ông đã biến một cậu bé bị đuổi học do “thiểu năng trí tuệ”theo quan niệm của xã hội thành một thiên tài cống hiến cho nhân loại những phát minh vĩ đại.

Cậu bé “thiểu năng trí tuệ” bị thầy đuổi học nhưng trở thành thiên tài vĩ đại nhất thế giới nhờ thứ này của mẹ - Ảnh 2.

Mẹ Thomas Edison biến cậu bé “thiểu năng trí tuệ” thành thiên tài

Đó là một ngày đẹp trời vào những năm 1854 - 1855, khi cậu bé Thomas mới khoảng 7 tuổi. Hôm ấy, Thomas chạy từ trường về nhà và nói với mẹ: “Mẹ, thầy giáo bảo con đưa cho mẹ cái này”.

Bà Nancy Elliott cẩn thận mở ra đọc, bên trong là lá thư của giáo viên chủ nhiệm gửi phụ huynh em Thomas. Bỗng nước mắt bà giàn giụa khiến cậu bé Thomas đứng ngẩn người ra vì kinh ngạc, cậu hỏi mẹ rằng thầy giáo đã viết gì trong đó? Ngập ngừng một lát, bà Nancy đọc to lá thư cho con trai mình:

“Con trai của ông bà là một thiên tài! Nhưng ngôi trường này quá nhỏ, các giáo viên của chúng tôi cũng không có đủ năng lực để dạy dỗ cậu bé. Bởi vậy, xin ông bà hãy tự kèm cặp con trai mình”.

Cậu bé “thiểu năng trí tuệ” bị thầy đuổi học nhưng trở thành thiên tài vĩ đại nhất thế giới nhờ thứ này của mẹ - Ảnh 3.

Nhiều năm sau đó, mẹ của Thomas đã qua đời, còn con trai bà thì trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, người được mệnh danh là “Thầy phù thủy ở Menlo Park” nhờ những sáng chế thiên tài cống hiến cho nhân loại. Một ngày khi Thomas xem lại những kỷ vật của gia đình, cậu vô tình nhìn thấy một tờ giấy gấp nhỏ được cất trong ngăn kéo bàn. Thomas tò mò đã mở ra đọc, trước mắt cậu chính là lá thư của thầy giáo năm nào. Trên đó viết:

“Con trai ông bà là đứa trẻ rối trí (tâm thần). Chúng tôi không thể chấp nhận cho trò ấy đến trường được nữa”.

Thomas đã khóc hàng giờ sau khi đọc lá thư ấy. Về sau, cậu viết trong nhật ký rằng:

“Thomas Alva Edison là một đứa trẻ rối trí, mà nhờ có một người mẹ anh hùng, cậu đã trở thành thiên tài của thế kỷ”.

Cậu bé “thiểu năng trí tuệ” bị thầy đuổi học nhưng trở thành thiên tài vĩ đại nhất thế giới nhờ thứ này của mẹ - Ảnh 4.

Câu chuyện trên là một giai thoại nổi tiếng về thiên tài sáng chế Thomas Edison. Việc thầy giáo gọi Edison là đứa trẻ “rối trí” là có thật, việc Edison bị đuổi học là có thật, và việc Edison được mẹ kèm cặp riêng tại nhà cũng là có thật.

Trong cuốn tiểu sử cuộc đời mình cũng như rất nhiều bài phỏng vấn khác nhau, Edison luôn nhắc về mẹ với tấm lòng thành kính. Đối với ông, mẹ là người phụ nữ tuyệt vời, người đã khiến ông tự hứa với bản thân rằng cần phải làm điều gì đó để bà luôn tự hào về con trai mình. 

“Mẹ có sức ảnh hưởng sâu sắc trong suốt cuộc đời tôi. Tôi đã luôn là một đứa trẻ bất cẩn, và với một người mẹ có tính khí khác nhau thì đáng lẽ tôi đã trở nên hư hỏng. Nhưng chính sự kiên định, ngọt ngào, và dịu dàng của mẹ đã tạo nên sức mạnh to lớn để giữ tôi bước đi trên con đường ngay chính. Chính mẹ đã tạo ra tôi. Bà rất tin tưởng và chắc chắn về tôi; và tôi cảm thấy rằng tôi có điều gì đó để sống, một ai đó mà tôi không thể làm cho thất vọng”.

Cậu bé “thiểu năng trí tuệ” bị thầy đuổi học nhưng trở thành thiên tài vĩ đại nhất thế giới nhờ thứ này của mẹ - Ảnh 5.

Không chỉ thiên tài, ai cũng có một người mẹ luôn đặt niềm tin vào con mình

Ngày nay chúng ta nhắc về Thomas Edison như một nhà phát minh lỗi lạc, một biểu tượng của trí tuệ và thành công. Thế nhưng tuổi thơ của ông lại gắn liền với một chuỗi những thất bại. Các giáo viên trong trường ruồng bỏ và coi Edison là đứa trẻ đần độn “không thể dạy dỗ được”; cha của ông thì cho rằng Edison có vấn đề về thần kinh và chậm phát triển, mãi tới 4 tuổi mới bắt đầu biết nói; bác sĩ gia đình thì e ngại rằng trí não của Edison bị tổn hại từ thuở lọt lòng; bản thân ông cũng là đứa trẻ yếu ớt và hay đau ốm, đến mức người ta lo sợ rằng Edison sẽ không thể sống tới tuổi trưởng thành…

Thế nhưng, khi tất cả mọi người đều quay lưng và nói rằng Edison là không có triển vọng, thì vẫn có một người luôn đặt trọn niềm tin vào ông. Đó chính là “người mẹ của thiên tài” bà Nancy Elliott – người không bao giờ từ bỏ hy vọng vào con trai mình.

Chính tình yêu và sự hy sinh vĩ đại ấy đã nâng đỡ và đánh thức tiềm năng trong ông, gieo vào ông những hạt giống của niềm tin để chúng nảy nở, đơm hoa, rồi kết trái. Và nếu không có một người mẹ như bà Nancy Elliott, có lẽ nhân loại chúng ta sẽ vắng bóng những chiếc bóng đèn điện, những chiếc máy quay đĩa, máy chiếu phim, máy ghi âm, và hàng ngàn phát minh ưu việt khác.

Cậu bé “thiểu năng trí tuệ” bị thầy đuổi học nhưng trở thành thiên tài vĩ đại nhất thế giới nhờ thứ này của mẹ - Ảnh 6.

Cũng giống như Thomas Edison, ai trong số chúng ta cũng có một người mẹ sẵn sàng đặt hết niềm tin vào con mình mà không cần nghĩ suy cân nhắc. Mẹ tin vì mẹ là người mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày rồi sinh con ra và nuôi dưỡng con bằng bao nhiêu khó nhọc. Mẹ tin vì ở một khía cạnh nào đó, con sẽ là người thông minh nhất, giỏi giang nhất theo cái cách mà con muốn.

Mẹ tin vì thứ mẹ ao ước trong đời chỉ đơn giản là con được lớn lên khỏe mạnh và sống vui tươi. Mẹ tin vì mẹ không mong cầu con trở thành một thứ gì đó quá hoàn hảo, xuất chúng. Và chính niềm tin không hình dáng lại tiếp thêm sức mạnh để mỗi người chúng ta làm nên những điều lớn lao. Bởi lẽ, niềm tin cho ta thêm quyết tâm để theo đuổi giấc mơ, thêm nghị lực để vượt qua gian khó, và thêm động lực để biến những điều không thể thành có thể.

Bên cạnh đó, tình yêu thương lớn lao, vô bờ bến, không mong cầu nhận lại của mẹ cũng đóng vai trò như đôi cánh, nâng đỡ chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách, đối mặt với thất bại và thử lại vô số lần trước khi thành công. Tình yêu thương chính là thứ tình cảm lớn lao nhất của nhân loại và tình yêu thương nơi mẹ luôn đong đầy, dạt dào, chẳng thể cân đo, đong đếm.

Cậu bé “thiểu năng trí tuệ” bị thầy đuổi học nhưng trở thành thiên tài vĩ đại nhất thế giới nhờ thứ này của mẹ - Ảnh 7.

Mẹ là thế đấy, dành cho chúng ta cả một cuộc đời mà chẳng cần suy nghĩ. Nhân ngày của mẹ sắp đến, hãy dành cho người phụ nữ của đời mình những tình cảm chân thành nhất từ sâu tận đáy lòng của những người làm con, những đứa trẻ cần được chở che trong mắt của mẹ.

Cậu bé “thiểu năng trí tuệ” bị thầy đuổi học nhưng trở thành thiên tài vĩ đại nhất thế giới nhờ thứ này của mẹ - Ảnh 8.

Theo Louis

ICTVietnam

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên