Câu chuyện chú ngựa lười và bài học nhớ đời cho tất cả những ai đang và sẽ đi làm
Để cho người khác cảm thấy dù bạn tồn tại cũng được mà không có cũng không sao, thì ngày bạn bị đá văng đi sẽ không còn xa nữa.
- 12-06-2016Không phải các viện hàn lâm, Amazon, Facebook mới là nơi làm việc lý tưởng cho các nhà kinh tế học!
- 18-03-2016[Kinh tế học qua video] OPEC là gì?
- 09-03-2016[Kinh tế học qua video] Vì sao giá dầu giảm?
Có một câu chuyện như thế này. Hai con ngựa mỗi con kéo một xe hàng. Một con thì đi nhanh, một con thì vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Người chủ thấy vậy đã mang toàn bộ hàng chất lên lưng con ngựa chậm chạp chuyển lên con ngựa đi nhanh.
Con ngựa lười thấy vậy cười khoái chí và nghĩ: “Hà hà! Càng nỗ lực thì lại càng bị đày đọa!”.
Nhưng thật không ngờ rằng, cùng lúc đó người chủ lại nghĩ: “Một con ngựa là đủ để kéo xe rồi, tại sao mình lại phải nuôi 2 con?”.
Kết cục con ngựa lười sau đó đã bị làm thịt.
Đây chính là Hiệu ứng con ngựa lười trong kinh tế học.
Câu chuyện về chú ngựa lười kể trên cho thấy bài học trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Trong một tập thể, nếu để cho người khác cảm thấy dù bạn tồn tại cũng được mà không có cũng không sao giống như chú ngựa lười kể trên, thì có một điều chắc chắn là ngày bạn bị đá văng đi sẽ không còn xa nữa.
Nhìn chung, trong một tập thể, những cá nhân luôn cố gắng, nỗ lực, chăm chỉ sẽ được trọng dụng và họ sẽ được nhận về thành quả xứng đáng. Ngược lại, những đối tượng lười biếng, thích sự an nhàn sẽ nhận về kết cục thảm hại.
Trí thức trẻ / cafebiz