MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bán thực phẩm cho người Hồi giáo: Hãy đọc kinh Qu’ran trước khi cắt tiết động vật

28-12-2013 - 10:51 AM |

Có tiếng Ả Rập, có dấu Halal.

Chúng tôi xin gửi tới bạn đọc series "Mỗi ngày một Case Study", giới thiệu những câu chuyện kinh doanh thú vị, giàu ý nghĩa do các trường kinh doanh hàng đầu thế giới biên soạn. Series "Mỗi ngày một Case Study" đăng mỗi tuần hai số, vào thứ 4 và thứ 7.

Nội dung nổi bật:

- Eurofragrance doanh nghiệp Tây Ban Nha chuyên thiết kế, sản xuất nước hoa, hương liệu thực phẩm và các chất vệ sinh cá nhân. Năm 2009, công ty dự định tiến vào thị trường Hồi giáo ở Indonesia và Malaysia.

- Thách thức:

(i) Phải có chứng nhận Halal. Người theo đạo Hồi chỉ dùng thực phẩm có chứng nhận này.

(ii) Muốn có chứng nhận uy tín, vừa khó vì tiêu chuẩn cao, vừa mệt vì quy trình dài.

- Quyết định và kết quả: Tốn ban đầu, lợi dài lâu.

Tác giả là giảng viên cao cấp quản trị nhân lực trong công ty và đạo đức kinh doanh, trường Kinh doanh IESE, Đại học Navarra.



Bài cùng series

Điệu Tango của hai chú sư tử ngân hàng

Nhanh tay lên, hay là chết!

Muốn bán cho người Tàu, bánh Mỹ cũng phải làm theo kiểu của Tàu

Tòa án đã chôn vùi trang tải nhạc đầu tiên như thế nào?

"Tôi chia tay bạn trai vì anh ta không chịu cạo râu"

Xem toàn series

Nhờ thị trường đa dạng, hàng năm khoảng 80% sản phẩm của công ty được xuất khẩu ra nước ngoài, 70% được xuất khẩu khỏi EU.

Năm 2009, công ty bắt đầu để mắt tới thị trường Hồi Giáo nhờ những dấu hiệu tăng trưởng nhanh chóng.

Thứ nhất, 23% dân số thế giới theo đạo Hồi và cứ mỗi năm lượng này lại tăng khoảng 3%, đạo Hồi là một trong những đạo phát triển nhanh nhất thế giới.

Thứ hai, mức sống tại các quốc gia Hồi Giáo ngày một nâng cao, tín đồ đạo Hồi ở châu Âu vốn là thiểu số nhưng đang có chiều hướng tăng mạnh.

Tất cả là điều kiện tuyệt vời để thị trường thực phẩm Halal tại đây bùng nổ.

Luật Hồi giáo có quy định mặt hàng nào được coi là "Halal". Muốn được phép kinh doanh tại các nước theo đạo Hồi, hương liệu thực phẩm của công ty phải được công nhận là thành phần Halal. Sau thành công tại các nước Hồi giáo Bắc Phi, công ty liền tìm kiếm cơ hội vươn sang Indonesia và Malaysia.

Halal là gì và tại sao lại quan trọng đến vậy?

Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là "hợp pháp" hoặc cho phép. Đối lập với Halal là Haram, có nghĩa là trái pháp luật hoặc bị cấm. Thực phẩm Halal là thực phẩm được xác nhận không có các thành phần Haram và đảm bảo "tinh khiết" trong quá trình sản xuất.

Một chứng nhận Halal là chìa khoá giúp doanh nghiệp mở cửa vào thị trường Hồi giáo. Người Hồi giáo chỉ sử dụng những sản phẩm được chứng thực Halal, bởi đối với họ đó là yêu cầu bắt buộc, còn với người không theo đạo Hồi thì đây cũng là một lựa chọn tốt vì thực phẩm cực kỳ tinh khiết.

Một người Hồi giáo có thể không biết tiêu chuẩn ISO là gì nhưng họ sẽ mua sản phẩm nếu đáp ứng hai yêu cầu: i) có dấu Halal, ii) có tiếng Ả Rập.

Thách thức: "Xịn" hay "ăn liền"?

Indonesia và Malaysia có những quy định khắt khe hơn cả các quốc gia Hồi giáo "không rượu bia, cấm thịt lợn" ở Bắc Phi hay Trung Đông. Ngoài ra, cũng chưa có một chứng nhận phổ biến, độc lập nào dành cho cái gọi là "Halal", tiêu chí chứng nhận mỗi nơi lại một khác.

Điều kiện giết mổ động vật theo quy định Halal: người giết mổ phải là người Hồi giáo; có đầu óc minh mẫn như người bình thường; được công nhận là người trưởng thành, tức trên 15 tuổi.

Dụng cụ và phương pháp cắt tiết phải theo yêu cầu của luật Hồi giáo, theo tiêu chuẩn và quy trình giết mổ động vật theo quy định Halal và phải tuyên đọc kinh Qu’ran trước khi cắt tiết, không được phép sử dụng chung dụng cụ chế biến sản phẩm Haram kể cả khi đã được vệ sinh sạch sẽ.

Tiêu chuẩn Halal không nêu cụ thể nguyên liệu hay hóa chất nào, hương liệu nào được phép sử dụng, kinh Qu’ran và luật Hồi giáo chỉ đưa ra những chất bị cấm sử dụng.

Theo kinh Qu’ran, tất cả những cái trên trái đất đều do thánh Allah tạo ra, những cái bị cấm cũng do thánh Allah tạo ra để thử thách lòng trung thành và tính trung thực của người Muslim.

Quy trình ở các cơ quan phi lợi nhuận và được công nhận khá phức tạp và khắt khe, làm chậm chu trình sản xuất và đẩy cao chi phí doanh nghiệp. Cơ quan chứng nhận mang tính thương mại thuần túy thì lại ít đòi hỏi hơn.

Các nhà điều hành phải đưa ra chọn lựa cuối cùng: thủ tục đơn giản, mau tăng doanh số hay tiêu chuẩn khắt khe, lâu dài nhưng tấm giấy chứng nhận "xịn" hơn hẳn (với hy vọng trong lâu dài vụ đầu tư này sẽ giúp công ty có lợi thế vượt trội tại các nước Hồi giáo).

Quyết định: Tốn kém ban đầu, lợi dài lâu

Eurofragrance

Eurofragrance chọn chất lượng thay vì tốc độ và làm quen với Cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm và Thực Phẩm Halal (HFFIA) - một cơ quan phi lợi nhuận tại Lahay, Hà Lan.

Đây là một cơ quan có tiêu chuẩn cực kỳ nghiêm ngặt và được công nhận tại Indonesia và Malaysia. Eurofragrance sẽ có bàn đạp tiến vào một thị trường đáng kể nhưng sẽ lại phải tốn kém và phức tạp hơn so với dự kiến.

Và quả thật, quy trình xét duyệt chứng nhận Halal cho công ty chậm như rùa bò. HFFIA đặt ra yêu cầu: muốn được công nhận là Halal, bắt buộc phải tiến hành kiểm tra công ty cả trên lý thuyết lẫn thực tiễn. Các yêu cầu về giấy tờ quá khắt khe, đến nỗi cản trở việc xin chứng nhận của một vài loại hương liệu. Cùng lúc đó, nhiều bên cung của Eurofragrance cũng khá chậm chạp trong việc cung cấp giấy tờ.

HFFIA cử nhóm đánh giá chất lượng đến thanh tra mọi khu vực liên quan tới sản xuất như nhà máy chế biến, đóng gói và cả cách thức vận hành của công ty.

Đếm tháng 5 năm 2011, chưa một nguyên liệu sống nào được chứng nhận thêm từ khi được đưa vào sản xuất trong năm 2010.

Kết quả

Dù quy trình kéo dài nhưng Eurofragrance vẫn luôn kiên trì và ngay khi chứng nhận được cấp, công ty đã có được một vị thế mạnh mẽ để bước ra khỏi Bắc Phi và tiến chân vào các nước Hồi giáo.

Giờ đây công ty đã có có mặt trên 60 thị trường, khu vực Trung Đông và châu Á chiếm đến 60% doanh số. Tháng 5 năm 2012, công ty quyết định gia hạn thêm giấy chứng nhận và nhận được đánh giá cao từ đội ngũ đánh giá của HFFIA.

Bài học

- Thành công của Eurofragrance cho thấy chất lượng sẽ là yếu tố giúp doanh nghiệp gặt hái thành quả khi bước chân vào thị trường mới, cho dù phải mất chi phí cao trong ngắn hạn.

- Hiểu biết đầy đủ về thị trường, Eurofragrance có thể tiết kiệm thời gian và công sức về sau bằng việc cố gắng thích ứng với những tiêu chuẩn Halal đang thay đổi.

 

Thùy An

kyanh

Financial Times

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên