MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Choáng với lượng cổ phiếu trị giá vài trăm tỷ của công đoàn Rạng Đông và Vietinbank

06-09-2013 - 08:35 AM |

Nội dung nổi bật:

- Công đoàn đang là cổ đông lớn của nhiều doanh nghiệp, tương ứng với lượng cổ phiếu có giá trị hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng.

- Một số doanh nghiệp lớn đã lập hẳn một công ty để lo việc đầu tư tài chính cho công đoàn.



Khi một doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa, ngoài các cán bộ công nhân viên thì tổ chức công đoàn của doanh nghiệp đó là các đối tượng được mua cổ phiếu ưu đãi.

Theo ghi nhận của chúng tôi, thông qua việc mua cổ phiếu phát hành lần đầu hoặc mua thêm trên sàn chứng khoán mà nhiều tổ chức công đoàn đã trở thành cổ đông nắm giữ tỷ lệ cổ phần đáng kể của doanh nghiệp.

Sở hữu lượng cổ phiếu “khủng” nhất thuộc về công đoàn Ngân hàng Vietinbank. Tổ chức này đang 
nắm giữ lượng cổ phiếu Vietinbank trị giá 520 tỷ đồng, tính theo giá đóng cửa ngày 5/9.

Kỷ lục trên 'suýt' thuộc về công đoàn BIDV, khi mà theo phương án cổ phần hóa BIDV thì công đoàn sẽ được mua lượng cổ phiếu có mệnh giá lên đến gần 850 tỷ đồng. Tuy nhiên, căn cứ theo cơ cấu sở hữu BIDV sau cổ phần hóa thì công đoàn BIDV đã không mua hoặc chỉ mua với lượng nhỏ so với con số trên.

Tại một số ngân hàng khác như Đông Á, Vietcombank, Eximbank… tổ chức công đoàn cũng đều nắm giữ cổ phiếu.

Không chỉ nắm giữ cổ phiếu của chính doanh nghiệp, tổ chức công đoàn còn có thể mua cổ phiếu của doanh nghiệp khác. Hiện công đoàn Vietinbank là cổ đông lớn của CTCP Đầu tư PV-Incones còn công đoàn PNJ là cổ đông của Ngân hàng Đông Á.

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất phải kể đến công đoàn của CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông khi mà công ty này đang sở hữu tới gần 40% cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất của Rạng Đông. Số cổ phiếu này được mua lại chỉ sau 3 lần giao dịch.

Tại các doanh nghiệp khác mà chúng tôi thu thập dữ liệu thì công đoàn đều không nắm giữ quá 3% cổ phần.

Đặc biệt, lượng cổ phiếu Rạng Đông mà công đoàn nắm giữ hiện có giá trị thị trường lên đến hơn 250 tỷ đồng, chưa kể khoản cổ tức khoảng hơn 17 tỷ đồng nhận được từ đầu năm 2012 đến nay.



Nguồn tài chính của công đoàn

Pháp luật quy định công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho người lao động. Theo luật công đoàn năm 2012, tài chính công đoàn gồm các nguồn thu như: 
- Thu 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng
- Đoàn phí của đoàn viên;
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ
- Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Khoản kinh phí công đoàn doanh nghiệp đóng tính theo % quỹ tiền lương đồng nghĩa với với việc ở các doanh nghiệp lớn, có quỹ tiền lương lớn thì nguồn kinh phí công đoàn thu về sẽ không hề nhỏ. Với quỹ lương lên đến vài nghìn tỷ đồng như ở các ngân hàng hay các doanh nghiệp dầu khí thì kinh phí công đoàn sẽ lên đến vài chục tỷ đồng/năm.

Nếu như không sử dụng hết quỹ công đoàn thì việc công đoàn dùng tiền để đầu tư cũng là việc dễ hiểu. Hiện nay, tại một số doanh nghiệp lớn còn thành lập hẳn các công ty chuyên lo về hoạt động đầu tư tài chính cho công đoàn. Có thể kể đến vài cái tên ‘đình đám’ như CTCP Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí (PVFI), CTCP Đầu tư Công đoàn BIDV, CTCP Công đoàn Petrolimex (PG Invest)…

Khả Hãn

duchai

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên