Chuyện nước Mỹ giết 6 triệu con lợn để cứu nông dân 'được mùa mất giá'
Thẳng tay giết 6 triệu con lợn thừa mứa, tạo khan hiếm để cứu nông dân 'được mùa mất giá'. Tình thế năm 1933 ở Mỹ để lại nhiều bài học cho nông nghiệp Việt Nam ngày nay.
- 29-06-2014Ai ăn 200.000 tấn vải thiều?
- 23-06-2014Kiếm bộn tiền nhờ ăn theo mùa vải
- 22-06-2014Khách lẻ được cho không vải thiều ở Lục Ngạn
- 27-03-2013Câu chuyện 2.000 tỷ đồng ở đất vải thiều Lục Ngạn
Nội dung nổi bật:
Năm 1933, khi tổng thống Franklin Roosevelt lên nắm quyền thì ngành nông nghiệp Mỹ đang lao đao vì cuộc Đại suy thoái.
- Vấn đề: Sản lượng ngô và thịt lợn tăng mạnh, thừa mứa khiến giá nông sản tụt thê thảm.
- Biện pháp: Giết 6 triệu con lợn, hủy hàng tấn ngô để tạo khan hiếm, "cứu" giá cho nông dân.
- Kết quả: Tuy bị Tòa Án Tối Cao phán là vi hiến, bị nhiều người phản đối là lãng phí, vô nhân đạo nhưng nền nông nghiệp Mỹ thực sự đã được cứu khỏi cơn nguy nan.
Bài cùng series: Con đường tơ lụa Thái và sự biến mất bí ẩn của một cựu binh Mỹ Người Việt đã gọi 'xe máy' là 'Honda' như thế nào? Người Việt đã gọi 'xe máy' là 'Honda' như thế nào?Lúc khó khăn, đầu tư vào đâu là 'lãi' nhất? Adidas: Thành công nhờ nhắm trúng và đúng mục tiêu |
Năm 1933, khi tổng thống Franklin D.Roosevelt lên nắm quyền, ngành nông nghiệp Mỹ đang quay cuồng vì ảnh hưởng của cuộc Đại suy thoái. Giá cả xuống thấp ở mức kỷ lục, đòi hỏi chính phủ đưa ra những biện pháp quyết liệt.
Tháng 5 năm 1933, Luật Điều Chỉnh Nông Nghiệp (Agricultural Adjustment Act, AAA) ra đời với mục tiêu giảm thặng dư và tăng giá. Ngay từ phút đầu, chính sách này đã gây ra nhiều tranh cãi bởi biện pháp chính của nó là giết bớt lợn và hủy bớt hoa màu đang thừa mứa để "cứu" giá cho nông dân.
Vấn đề: Cung thừa thì giá thấp
Giá thị trường của thịt lợn đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 50 năm trên khắp nước Mỹ, đó là vì cung quá cao mà cầu quá thấp. Gần 45% lượng ngô toàn quốc được đem làm thức ăn cho lợn, sự gia tăng mạnh mẽ trong sản lượng ngô cũng khiến ngành sản xuất thịt lợn phình đại. Ngoài ra, các phương pháp chăn nuôi tiên tiến cũng góp phần đẩy mạnh lượng thịt đầu ra.
Sau chiến tranh Thế Giới I, dân số đã tăng một phần ba nhưng thị trường thịt lợn lại tăng những 50%, vượt quá xa so với mức tăng trưởng dân số. Sản xuất thịt lợn ở mức cao kỷ lục, nhưng mức giá thấp cũng "kỷ lục" không kém khiến chính phủ buộc phải can thiệp.
Giải pháp: Giết bớt lợn cứu nông dân
Tháng 7 năm 1933, Cục Quản Lý Điều Chỉnh Nông Nghiệp và Ủy Ban Quản Lý Ngô và Thịt Lợn Quốc Gia nước này đã thống nhất một kế hoạch tăng giá thịt lợn, trong đó biện pháp là giảm nguồn cung "khẩn cấp".
Chính phủ sẽ rút hơn 900.000 cân thịt lợn khỏi thị trường bằng cách mua lợn của nông dân với giá cao, thuê lò mổ giết và đóng gói thịt rồi bán hoặc đem cho các tổ chức cứu trợ như Hội Chữ Thập Đỏ và Liên Bang Quản Trị Cứu Trợ Khẩn Cấp (FERA). Tổng cộng, chính phủ Liên bang đã mua lại và giết hơn 6 triệu con lợn trên cả nước.
Nông dân được khuyến khích bán lợn con hoặc lợn nái đang mang thai. Nhờ đưa được hai nhóm lợn này ra khỏi thị trường, năm 1933 Luật Điều Chỉnh Nông Nghiệp đã phần nào cứu được giá và đến năm 1934 thì đẩy giá tăng mạnh.
Mấu chốt của luật này là "chính sách tạo khan hiếm". Tuy nhiên, có nhiều người lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ việc giết mổ lợn con và lợn nái mang thai, thứ nhất là chính phủ đang cố ý hủy hoại thực phẩm khi người dân đang đói khát, thứ hai giết lợn con là vô nhân đạo. Đó là một viên thuốc đắng cho những người nông dân khi phải chứng kiến đàn lợn bị giết hàng loạt sau khi đã cất công chăm bẵm.
Các lò mổ tập trung chủ yếu tại Chicago đã phải chật vật điều chỉnh cho phù hợp với chương trình giết mổ lợn khẩn cấp trong ngắn hạn. Họ phải trả thuế để giết lợn mà thuế này không nhỏ chút nào. Các lò mổ cũng thiếu trang thiết bị cần thiết để xử lý những con lợn nặng dưới 31 kg. Do đó, lợn con thường được lấy mỡ và chế biến thành phân bón.
Mùa thu năm 1933, một chương trình quản lý ngô và thịt lợn mới được công bố nhằm giảm sản lượng của cả hai thứ lương thực này. Chương trình trả nông dân tiền để giảm lượng ngô khoảng 20 đến 30% với mức giá 30 cent cho một giạ dựa trên năng suất ước tính, 5 đô la cho một đầu lợn cho 75% sản lượng tính theo chu kỳ của nông dân.
Kết quả: Mạnh tay thì mới xong việc
Giá nông sản đã tăng theo dự tính. Tuy nhiên, năm 1936, Tòa Án Tối Cao tuyên bố luật này là vi hiến, thuế sản xuất áp đặt lên người nông dân không phải là thuế mà chỉ là biện pháp kiểm soát hạn chế nông nghiệp. Dưới quan điểm của nhiều người, đây là biểu hiện của việc chính phủ Roosevelt đang cố gắng nhúng tay kiểm soát thị trường, trong khi đây vốn không phải là quyền lực của Quốc hội.
Năm 1938, Quốc hội lại thông qua một đạo luật mới. Nếu hai phần ba nông dân trong một khu vực chấp thuận, mỗi người sẽ được phân một khoảng đất để trồng trọt. Nếu người nông dân sản xuất thừa mứa thì mức dư ấy sẽ không được phép tung ra thị trường, mà phải lưu trữ lại chờ đến khi nguồn cung giảm xuống.
Sau đó, luật này cũng sửa đổi để thành lập các tổng công ty cứu trợ liên bang, phân phối các sản phẩm nông nghiệp như thịt bò đóng hộp, thịt lợn cho các tổ chức cứu trợ.
Mặc dù đạo luật ban đầu của Roosevelt không hợp hiến và bị phản đối nhiều, nhưng kế hoạch đã thực sự có tác dụng giúp nền kinh tế nông nghiệp phục hồi từ tình trạng cung thừa giá thấp. Giá thịt lợn và giá ngô đều tăng như dự kiến, ngành nông nghiệp lại bắt đầu khởi sắc.
>> Vải thiều Bắc Giang và giấc mơ 16 USD/5 quả
Thùy An