MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Halico - Khi đi trai tráng, khi về bủng beo?

21-01-2013 - 08:45 AM |

(CafeBiz) Được đại gia Tây mua 45,5% cổ phần với giá ngất ngưởng là cái "phúc" của Halico?

Từ nhà máy lớn nhất Đông Dương của công ty rượu Pháp

Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội - HALICO tiền thân là Nhà máy Rượu Hà Nội do Hãng rượu Fontaine của Pháp xây dựng tại số 94 phố Lò Đúc (Hà Nội) vào năm 1898. Đây là nhà máy lớn nhất trong 5 nhà máy được Công ty Fontaine của Pháp xây dựng ở Đông Dương. 
Nha May Ruou Cu2
Ảnh tư liệu Nhà máy cồn rượu Hà Nội. 

Trong lịch sử hơn 100 năm của mình, nhà máy cồn rượu Hà Nội đã trải qua không ít thăng trầm: từ thời nấu rượu cho Tây, sau đó là sản xuất cồn phục vụ kháng chiến chống Pháp - Mỹ và khoảng thời gian dài sản xuất - kinh doanh thời bao cấp. 

Ngày 6/12/2006, công ty chính thức chuyển đổi từ hình thức công ty TNHH Nhà nước một thành viên sang hình thức cổ phần.

Văn phòng công ty ở số 94 Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Ảnh: Halico.com

Nhà máy rượu tại Khu CN Yên Phong - Bắc Ninh.

Hiện là công ty con của Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco - hiện nắm 53% cổ phần), Halico có 1 văn phòng công ty ở số 94 Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội, các chi nhánh tại Đà Nẵng, TPHCM và 1 nhà máy rượu tại Khu CN Yên Phong - Bắc Ninh (công suất gần 50 triệu lít/năm).

Một số sản phẩm truyền thống của Halico.

Một số sản phẩm rượu truyền thống của Halico như Lúa mới, Nếp mới, Vodka, Ba Kích,… là những thương hiệu đã được thị trường trong nước biết đến từ lâu.

Cho đến "hôn sự" với tập đoàn rượu lớn nhất toàn cầu 

Các sản phẩm của Diageo. 

Diageo là tập đoàn rượu bia đa quốc gia lớn nhất thế giới đến từ Anh quốc. Tập đoàn này hiện đang sở hữu các nhãn hiệu lớn như Johnnie Walker, Crown Royal, Balleys, Captain Morgan... 

Năm 2011, Tập đoàn Diageo đạt doanh thu ở mức 9,94 tỷ Bảng Anh (~15 tỷ USD) với lợi nhuận ròng 1,9 tỷ Bảng (~3 tỷ USD). Tỷ trọng đóng góp tại các thị trường mới nổi vào "túi tiền" của Diageo đang tăng dần từ 30% năm 2009 lên 34% năm 2011. 

Tính đến nay, Diageo đã đi một chặng đường gần 5 năm kể từ ngày ký biên bản ghi nhớ tháng 2/2008 để trở thành đối tác chiến lược của Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội (Halico).


Quá trình tăng vốn của Halico sau khi cổ phần hóa năm 2006.

Trong năm 2011, Diageo đã mua 30% cổ phần của Halico, tương ứng 6 triệu cổ phiếu cũng với mức giá ngất ngưởng - 213.600 đồng/cổ phiếu.

Năm 2012, Diageo tiếp tục mạnh tay chi khoảng 14 triệu bảng Anh (tương đương 21,8 triệu USD) để mua 10,6% cổ phần của Halico, cùng với giá mua lại năm ngoái


Tỷ lệ vốn góp của các cổ đông Halico ghi nhận tại ngày 30/9/2012: 
+Habeco: 108,58 tỷ đồng (53%); 
+ Diageo 91,04 tỷ đồng (45%).

Đại gia bia rượu số 1 thế giới Diageo hiện đang nắm giữ 45,5% cổ phần tại Halico, với mức vốn đầu tư tương đương 91 tỷ đồngĐây là một phần trong chiến lược nâng doanh số của Diageo tại các thị trường mới nổi có tốc độ phát triển vượt bậc. 

Tương lai nào cho Halico?

Giống như hầu hết các tập đoàn đa quốc gia khi xâm nhập thị trường mới, Diageo chi mạnh cho tiếp thị nhằm tạo chỗ đứng cho sản phẩm. Sở hữu nhiều nhãn hiệu rượu nổi tiếng thế giới, nhưng để vào Việt Nam, chính Halico mới là cánh cửa rộng nhất cho Diageo khi muốn tấn công thị trường rượu cồn bình dân ở đất nước hơn 90 triệu người như Việt Nam. 

Dư luận từng đặt câu hỏi: Làm thế nào để Halico chấp thuận chuyển nhượng cho Diageo? Bởi một doanh nghiệp có bề dày lịch sử hơn 100 năm như Halico, sẽ không dễ dàng đồng ý một đối tác ngoại cùng ngành, lão luyện về công nghệ, tài chính ngồi chung mâm ở hội đồng quản trị. 

Thế nhưng, phần nào đó Diageo đã làm được, và làm rất nhanh chóng.

Về phía Halico, Diageo từng được kỳ vọng có thể giúp Halico nâng cấp, mở rộng hệ thống phân phối và tung ra thị trường những sản phẩm mới trong quá trình chuyển nhà máy ở Lò Đúc (Hà Nội) về Bắc Ninh (năm 2009). Nhà máy cũ sẽ được xây thành trung tâm thương mại đã được lên kế hoạch từ trước, và Diageo sẽ góp sức vào lộ trình này.


Sự vào cuộc của Diageo xảy ra đúng thời điểm suy thoái kinh tế diễn ra đỉnh điểm, sản xuất đình đốn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, trong khi các chi phí đầu vào lại liên tục tăng, các sức ép này khiến Halico dường như không thể đáp ứng được các kỳ vọng nói trên.

Cụ thể: Từ đầu năm 2011, hàng loạt nguyên nhiên vật liệu tăng giá với tỉ lệ cao: Cồn sắn 150%, gạo 130%, điện 16%, chai can PET 20%, Dầu DO 40%, Dầu FO 16%; Chi phí vận tải, nút nhập khẩu, hòm carton cũng tăng do giá xăng và tỷ giá tăng mạnh. 

Chưa hết, việc đưa vào vận hành dây chuyền ở nhà máy mới tại KCN Yên Phong – Bắc Niinh (tổng đầu tư 755,1 tỷ đồng) khiến chi phí khấu hao lớn.

Với đặc thù ngành rượu và đồ uống có cồn, Halico còn phải gánh khoản thuế tiêu thụ đặc biệt khá lớn. Năm 2010, quy định tăng thuế tiêu thụ đặc biệt các loại rượu có nồng độ cồn từ 20 độ trở lên tới 45% đã giáng đòn khá mạnh vào túi tiền của Halico khiến lợi nhuận từ đó bắt đầu lao dốc. 

Về thị trường rượu, Halico phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều (đặc biệt là rượu lậu, rượu nhái từ nước ngoài) và tình trạng hàng nhái, hàng giả gây mất uy tín với khách hàng.

Chưa biết cái kết của cuộc hôn nhân giữa Halico - Diageo có hậu hay không, nhưng tình hình kinh doanh của Halico năm qua vẫn đang trên đà trượt dốc. Tính đến hết năm tài chính 2012, lợi nhuận của Halico đã sụt giảm 4 năm liên tiếp. 

Trong cuộc họp ĐHCĐ ngày 29/1/2013 sắp tới, Halico sẽ thông báo về việc huỷ đăng ký chứng khoán và huỷ kế hoạch niêm yết trên HoSE. 


Kỳ Anh

kyanh

Trở lên trên