Việt Nam trở thành “người khổng lồ” càphê như thế nào?
Làm thế nào mà thị phần càphê của Việt Nam có thể nhảy vọt từ 0,1% lên 20% chỉ trong 30 năm. Sự thay đổi chóng mặt này ảnh hưởng đến đất nước như thế nào?
- 27-12-2013[Nổi bật] Ông chủ Trung Nguyên lên rừng nhịn đói, đại gia Việt thường giàu lên từ đất
- 29-11-2013[Nổi bật] 'Con chim thứ hai' của Trung Nguyên, Vinasun bành trướng
- 14-11-2013Thông điệp yêu nước của Trung Nguyên là gì?
- 29-09-2013Khẩu hiệu của Trung Nguyên vô nghĩa về truyền thông?
- 13-06-2013Vinacafé - Nestle - Trung Nguyên: Thế chân vạc chia ba thị trường cà phê hòa tan
- 08-04-2013Chuyện Trung Nguyên 'la làng' và cách bán cơm kiểu Mỹ
Nội dung nổi bật:
- Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định thực hiện một bước ngoặt mang tính lịch sử, thực hiện chính sách đổi mới, cải cách kinh tế theo hướng mở cửa. Ngành sản xuất càphê cũng theo đó mà phát triển. Trong những năm 1990, sản lượng càphê tăng mỗi năm từ 20-30%. Hiện ngành công nghiệp này sử dụng khoảng 2,6 triệu lao động.
- Người Việt Nam cũng uống càphê, đôi khi với sữa đặc có đường, hoặc dưới dạng một ly cappuccino với trứng. Tuy nhiên, càphê được trồng ở Việt Nam chủ yếu để xuất khẩu. Càphê được xuất khẩu dưới dạng nguyên quả, sau đó được chế biến ở nơi khác, chẳng hạn như Đức.
- Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, nhiều vùng đất sử dụng để canh tác càphê đang nhanh chóng bị thoái hóa, bạc màu. Tiến sĩ Dave D'Haeze - chuyên gia người Bỉ nghiên cứu về đất trồng - cho biết, nông dân Việt Nam sử dụng quá nhiều nước và phân bón.
Khi nghĩ đến càphê, bạn có thể lập tức nhớ tới Brazil, Colombia hay Ethiopia. Nhưng nước xuất khẩu càphê lớn thứ hai thế giới hiện là Việt Nam. Làm thế nào mà thị phần càphê của Việt Nam có thể nhảy vọt từ 0,1% lên 20% chỉ trong 30 năm. Sự thay đổi chóng mặt này ảnh hưởng đến đất nước như thế nào? Hãng tin BBC của Anh vừa có bài viết về vấn đề này.
Khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975, đất nước gặp vô vàn khó khăn, các chính sách kinh tế sao chép từ Liên Xô cũ hầu như không giúp ích được gì. Nền kinh tế và nông nghiệp là nền kinh tế sản xuất quy mô nhỏ, mang tính tự cung tự cấp, vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, và tỏ rõ nhiều bất cập. Đây được coi như một giai đoạn thất bại và tù đọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20.
Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định thực hiện một bước ngoặt mang tính lịch sử, thực hiện chính sách đổi mới, cải cách kinh tế theo hướng mở cửa. Ngành sản xuất càphê cũng theo đó mà phát triển.
Trong những năm 1990, sản lượng càphê tăng mỗi năm từ 20-30%. Hiện ngành công nghiệp này sử dụng khoảng 2,6 triệu lao động. Sự lớn mạnh trong lĩnh vực trồng và sản xuất càphê đã giúp chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam. Năm 1994, khoảng 60% dân số Việt Nam sống dưới mức nghèo khổ. Trong thời điểm hiện tại, con số này là dưới 10%.
Người Việt Nam có truyền thống uống trà - giống như người Trung Quốc và hiện họ vẫn giữ truyền thống đó - ông Will Frith, chuyên gia cố vấn về càphê tại Việt Nam - nói. Người Việt Nam cũng uống càphê, đôi khi với sữa đặc có đường, hoặc dưới dạng một ly cappuccino với trứng. Tuy nhiên, càphê được trồng ở Việt Nam chủ yếu để xuất khẩu.
Càphê được người Pháp giới thiệu vào Việt Nam vào thế kỷ 19. Nhà máy sản xuất, chế biến càphê bắt đầu vận hành từ năm 1950. Đây là cách hầu hết càphê Việt Nam được tiêu thụ. Đó cũng là một phần lý do tại sao khoảng 1/4 lượng càphê ở Anh có xuất xứ từ Việt Nam. Nhưng nhiều người Anh vẫn thích uống các loại càphê như espresso, latte hay cappuccino. Những cửa hàng càphê cao cấp chủ yếu mua càphê arabica, trong khi Việt Nam trồng càphê robusta.
Càphê arabica chứa từ 1 đến 1,5% caffeine, trong khi hàm lượng này ở càphê robusta là 1,6 đến 2,7%, khiến nó có vị đắng hơn. Tuy nhiên, ông Frith cho biết, ngoài hàm lượng caffeine, càphê còn nhiều vị khác. Các loại chất tổng hợp bổ sung vào mùi vị cho càphê. "Caffeine chỉ là một phần trăm rất nhỏ tạo nên hương vị của càphê, đặc biệt khi so sánh với các chất alkaloid khác, vốn có ảnh hưởng lớn tới chất lượng càphê" - ông Frith nói.
Một số công ty lớn như Nestle có nhà máy sản xuất, chế biến càphê tại Việt Nam, với các công đoạn rang và đóng gói. Tuy nhiên, ông Thomas Copple - một nhà kinh tế tại Tổ chức Càphê quốc tế London - nói rằng, hầu hết càphê được xuất khẩu dưới dạng nguyên quả, sau đó được chế biến ở nơi khác, chẳng hạn như Đức.
Trong số nhiều người Việt Nam trồng và sản xuất càphê, một số ít đã trở nên vô cùng giàu có. Một trong những người có thể kể đến là tỉ phú Đặng Lê Nguyên Vũ. Công ty càphê Trung Nguyên của ông Vũ đặt ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng nguồn lợi nhuận chính của ông thu được là ở vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột - thủ đô càphê của Việt Nam.
Chủ tịch Vũ sở hữu 5 chiếc Bentley đắt tiền và 10 chiếc Ferrari sang trọng. Tạp chí danh tiếng Forbes của Mỹ đánh giá tài sản của ông Vũ khoảng 100 triệu USD. Đây là một con số đáng kinh ngạc ở một đất nước mà thu nhập bình quân đầu người hàng năm ở mức 1.300USD.
Tuy nhiên, sự mở rộng ngành sản xuất càphê cũng có những mặt trái. Bất kỳ hoạt động sản xuất nông nghiệp nào ở Việt Nam cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, do một lượng lớn vật liệu chưa nổ còn nằm sâu trong lòng đất từ thời kỳ chiến tranh.
Tính riêng ở tỉnh miền trung Quảng Trị, 83% diện tích đất được cho là còn bom mìn. Bên cạnh đó, các nhà môi trường học cũng cảnh báo thảm họa về môi trường đang lờ mờ phía trước. Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên WWF ước tính rằng, khoảng 40.000 dặm vuông rừng đã bị đốn hạ từ năm 1973, trong đó một số diện tích dùng để trồng càphê. Các chuyên gia cho biết, nhiều vùng đất sử dụng để canh tác càphê đang nhanh chóng bị thoái hóa, bạc màu.
Tiến sĩ Dave D'Haeze - chuyên gia người Bỉ nghiên cứu về đất trồng - cho biết, nông dân Việt Nam sử dụng quá nhiều nước và phân bón. "Từ trước đến nay người ta vẫn làm như vậy và không có ai thực sự được đào tạo về cách sản xuất càphê. Mỗi nông dân Việt Nam là một nhà nghiên cứu riêng trên mảnh đất của mình" - ông D'Haeze nói.
Tuy nhiên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng, càphê là thế mạnh của Việt Nam. Hiện ông Vũ đang lên kế hoạch xây dựng một chuỗi cửa hàng càphê kiểu Việt Nam trên thị trường thế giới. "Chúng tôi muốn đem văn hóa càphê Việt Nam tới thế giới. Đây là điều không dễ dàng gì, nhưng trong năm tới, chúng tôi muốn cạnh tranh với những thương thiệu lớn, chẳng hạn như Starbucks. Nếu chúng tôi thắng ở thị trường Mỹ, chúng tôi có thể chinh phục cả thế giới" - ông Vũ hy vọng.
Theo Khánh Minh