Câu chuyện quản lý: "Vàng đen” giảm giá…
Vài tháng gần đây, hồ tiêu - loại nông sản được mệnh danh là “vàng đen” bị rớt giá thảm. Giá tiêu trên thị trường chỉ còn hơn 70.000 đồng/kg, trong khi thế giới vẫn hơn 7 USD/kg, khiến nông dân trồng tiêu bối rối, lao đao.
- 06-07-2017Luẩn quẩn hồ tiêu
- 26-06-2017Xuất khẩu hồ tiêu tăng lượng, giảm giá trị
- 14-06-2017'Chữa bệnh' cho hồ tiêu
Một trong những nguyên nhân được chỉ ra, đó lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên hồ tiêu Việt Nam còn cao và không đồng đều. Đặc biệt với Châu Âu hiện nay quy định có đến 468 hoạt chất bị cấm tồn lưu trên hạt tiêu. Chỉ cần tồn dư 1 trong số hoạt chất nói trên thì lô hàng đó sẽ bị trả lại.
Nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam đã bị một số nước Châu Âu (Đức, Hà Lan) trả lại hàng và chịu mọi phí tổn: Vận chuyển, hợp đồng… do dư lượng hoạt chất Carbendazim vượt mức cho phép.
Tháng 10.2014, Hiệp hội gia vị Nhật Bản gửi văn bản cảnh báo tới các DN xuất khẩu Việt Nam, nếu không cam kết chất Carbendazim gần bằng 0 thì Nhật Bản sẽ không nhập khẩu tiêu Việt Nam.
Năm 2016 có 17 trường hợp hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu sang EU phát hiện dư lượng 9 hoạt chất BVTV vượt mức quy định. Trong 6 tháng đầu năm 2017, tuy không có lô hàng nào có dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép nhưng lại có 1 lô hàng bị cảnh báo vì nấm mốc.
Các thông tin về việc tồn dư hoạt chất thuốc BVTV vượt mức cho phép đã được ngành chức năng công bố rộng rãi trên toàn quốc, các DN sản xuất, kinh doanh hồ tiêu cũng đã có những giải pháp khắc phục, tuy nhiên nông dân Tây Nguyên cho biết, các DN thu mua đã có nhiều cảnh báo mạnh mẽ đến việc sử dụng thuốc BVTV trên nông sản, và các gia đình cũng đã cố hạn chế hết mức việc sử dụng thuốc hóa học trên vườn, thay vào đó bằng các chế phẩm sinh học.
Hiện khoảng hơn 90% sản lượng hồ tiêu Việt Nam là dành cho xuất khẩu. Từ năm 2015, thị trường Châu Âu chiếm 60% thị phần và Mỹ là 35%. Các nước này đều có Luật An toàn thực phẩm chặt chẽ, vì vậy xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam khó, càng thêm khó.
Trên thực tế, các lô hàng hồ tiêu trước khi xuất khẩu sang các nước đều được DN Việt Nam kiểm tra mẫu kỹ lưỡng từ trước hoặc lấy mẫu ngẫu nhiên gửi các nước nhập khẩu kiểm tra. Thế nhưng lượng hàng xuất khẩu lớn, trong khi những cánh đồng hồ tiêu lại manh mún, nên DN phải thu mua từ nhiều nông hộ khác nhau. Do vậy tính đồng đều trên sản phẩm đạt thấp.
Thêm vào đó, tiếng xấu tồn lưu thuốc BVTV vẫn tồn tại dai dẳng và nhà nhập khẩu nước ngoài “tát nước theo mưa” mà giảm giá hồ tiêu xuất xứ từ Việt Nam. Hai yếu tố này đang làm khó nông sản “vàng đen” ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
Lao động