Câu chuyện tỷ phú và lão ăn mày đi mua bánh ngọt: Bài học kinh doanh “đắt giá hơn vàng” về lòng tôn trọng mà ai cũng cần biết
Bài học kinh doanh của tỷ phú Nhật Bản Yoshiaki Tsutsumi đã khiến nhiều người hiểu ra rằng: Người khôn ngoan là người biết đánh giá đúng về lòng tôn trọng. Câu chuyện tỷ phú và lão ăn mày đi mua bánh ngọt là minh chứng cho điều đó.
- 30-11-2021Cứ tiếp tục 6 thói quen sai lầm khi tắm, không sạch hơn mà còn tăng nguy cơ nhiễm khuẩn da: 3 lưu ý để kịp thời thay đổi ngay
- 30-11-2021"Trò chơi sinh tồn" nghề lập trình để nhận lương 50.000 USD: Ngủ 6h/ngày là quá nhiều, chấp nhận trả 1% lương cả năm để đi "học tủ"
- 24-11-2021Cháu dâu Hoa hậu của cố doanh nhân Tư Hường sống thế nào sau 3 năm gả vào hào môn: Biệt thự dát vàng, nghỉ dưỡng sang chảnh, BST túi xách và siêu xe đắt giá
Trên con đường phồn hoa, náo nhiệt nhất thành phố, có một ông lão ăn mày xuất hiện. Ông mặc trang phục rách rưới, đầu tóc bù xù, cả người đều có mùi hôi khó chịu thoang thoảng. Những người mà ông bước qua đều nhăn mày tỏ vẻ khó chịu.
Ông lão ăn mày dừng chân trước một tiệm bánh ngọt. Sau một lúc băn khoăn, ông quyết định mở cửa bước vào và xếp hàng. Những vi khách đang mua hàng ngay bên cạnh đều tỏ thái độ bực bội. Một số người cố tình bịt mũi và phàn nàn với nhân viên cửa hàng.
Thấy vậy, anh chàng nhân viên bán hàng quát to: “Ông kia, ông vào đây làm gì đấy? Đi ra ngoài đi!”
Ông lão ăn mày run rẩy đáp: “Tôi đến mua bánh ngọt mà.” Ông vừa vét trong túi những đồng tiền lẻ cáu bẩn, vừa hỏi: “Cậu ơi, loại bánh nào ở đây nhỏ nhất?”
Đúng lúc này thì ông chủ tiệm bánh bước nhanh ra ngoài. Ông ta niềm nở lấy từ trong tủ kính ra một chiếc bánh ngọt nhỏ xinh, đặt vào trong hộp, gói ghém cẩn thận rồi cẩn thận đưa cho ông lão.
Sau khi nhận số tiền thanh toán từ ông lão ăn mày, chủ tiệm niềm nỡ tiễn ông lão ra ngoài cửa. Sau đó, ông chủ cúi gập người và nói: “Cảm ơn quý khách đã chiếu cố mua hàng! Hoan nghênh quý khách lần sau lại tới!”
Câu chuyện tỷ phú và lão ăn mày chính là bài học kinh doanh “đắt giá hơn vàng” về lòng tôn trọng. Ảnh Internet
Ông lão cầm chiếc bánh trên tay, nét mặt thể hiện rõ vẻ kinh ngạc. Có lẽ, rất lâu rồi ông lão chưa được ai đó đối xử tôn trọng như vậy. Ông lão cười vui vẻ rồi quay người rời đi.
Cháu trai của ông chủ tiệm bánh cũng có mặt và chứng kiến toàn bộ sự việc. Cậu vô cùng thắc mắc nên nhân lúc cửa hàng vắng khách đã gặng hỏi: “Ông nội! Sao ông lại niềm nở với ông lão ăn mày đó như vậy ạ? Ông ta có gì đặc biệt sao?”
Ông chủ tiệm bánh mỉm cười, giảng giải cho cháu trai rằng: “Điều đặc biệt nhất chính là, ông ấy là một khách hàng của chúng ta. Ông ấy đã phải chờ đợi rất lâu, chịu rất nhiều vất vả mới tích góp được những đồng tiền ấy. Sau đó, ông ấy dùng chúng để mua bánh ngọt của cửa hàng chúng ta. Sự ưu ái ấy không xứng đáng để chúng ta niềm nở với khách hàng của mình hay sao?”
Người cháu trai lại tiếp tục hỏi: “Nếu như vậy thì sao ông còn lấy tiền của ông ăn mày ấy làm gì? Nếu tặng miễn phí cho ông ấy có phải đặc biệt hơn không ạ?”
Ông chủ tiệm cười đáp: “Hôm nay, ông ấy đến đây với tư cách là khách hàng, chứ không phải đến để ăn xin cháu ạ! Ông ấy hoàn toàn có đủ khả năng chi trả cho bản thân thì chúng ta phải tôn trọng điều đó. Nếu như cửa hàng chúng ta không lấy tiền thì chẳng phải đã làm nhục ông ấy rồi sao?”
Sau đó, người ông cũng dạy cháu rằng: “Khi đã làm kinh doanh, nhất định cháu phải nhớ kỹ điều này: Hãy tôn trọng từng khách hàng, bất kể họ là ai, ngay cả đó là một người ăn mày. Bởi tất thảy những thứ chúng ta có được hôm nay đều là do khách hàng mang lại.”
Có thể thấy rằng, dù là ông lão ăn mày khó coi hay nhân vật sang trọng, họ đều xứng đáng được đối xử như một “Thượng đế”. Và hơn thế nữa, sự tôn trọng cần được thể hiện bằng thái độ tận tâm thực sự, không phải vì nhắm đến lợi ích đằng sau đó. Vì khi đã có lòng tôn trọng khách hàng, lợi nhuận ắt tự đến.
Khi mà khách hàng ưng ý với sự nhiệt tình, tận tâm và đúng mực của bạn, ưng ý với sản phẩm và dịch vụ mà bạn mang lại thì tự khắc sẽ họ sẽ không ngừng tìm tới. Bạn bán đi một giá trị, sau đó thu về một giá trị tương ứng, hợp lý thì 2 bên đều có lợi (win – win).
Và chủ tiệm bánh này chính là ông nội của tỷ phú Nhật Bản Yoshiaki Tsutsumi. Câu chuyện kinh doanh nhỏ chứa đựng bài học “đắt giá hơn vàng” đã giúp Yoshiaki Tsutsumi tìm được phương hướng đúng đắn để ngày một phát triển, khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Ông cũng đã kể lại rất nhiều lần câu chuyện này cho các nhân viên.
Có câu nói: “Lòng rộng một thước, con đường sẽ rộng một trượng.”
Sự tôn trọng chính là bài học đắt giá mà bất cứ ai cũng cần trên con đường sự nghiệp của mình. Điều này không chỉ thể hiện qua sự lễ phép xã giao mà còn đến từ sự hiểu, yêu mến, thông cảm và kính trọng người khác được ẩn sâu ở trong lòng mỗi người. Nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi lợi ích, thân phận hay địa vị của đối phương.
Con người sống trên đời dựa vào hai chữ "tôn trọng" để đứng vững trong xã hội. Biết đánh giá đúng về lòng tôn trọng mới là người thực sự khôn ngoan.
Vì thế, bất kể yêu mến hay chán ghét, mọi người vẫn cần phải dành cho nhau đủ sự tôn trọng. Mỗi người đều có thể diện và tôn nghiêm của riêng mình. Đừng chọc vào điểm yếu của người khác hay nói xấu sau lưng người ta.
Đến những doanh nhân thành công nhất cũng luôn tôn trọng từng đối thủ của mình. Vì tôn trọng không chỉ là một loại dũng khí, càng là một loại trí tuệ.
*Tổng hợp