Câu chuyện về những bông hồng thơm nhất thế giới của Iran: Cả một thị trấn toàn hoa hồng, người dân làm một tháng là đủ tiền tiêu cả năm không hết
Phải đến cuối tháng 5 đầu tháng 6, mùa xuân mới thật sự "chín" ở Qamsar, thị trấn thuộc vùng cao nguyên miền trung của Iran. Dưới chân các ngọn núi cao, hàng loạt cánh đồng hoa hồng Damask bung nở.
- 14-01-20205 loại “tiên dược” từ thiên nhiên giúp nuôi dưỡng gan, giải độc gan vô cùng hiệu quả
- 14-01-2020Thử nghiệm đến 1.000 thói quen buổi sáng, tôi rút ra bài học đắt giá: Dù có chăm chỉ tập thể dục nhưng tâm trạng luôn lo lắng, buồn chán thì làm gì cũng vẫn tệ
- 14-01-2020Tỷ phú Bill Gates: Để lại tài sản cho con cái là không tốt, vì chúng sẽ không có động lực để làm việc chăm chỉ!
Trong thế giới hoa hồng, Damask tự hào là loài thơm nhất. Giữa mảnh đất cao nguyên đầy nắng Qamsar, nó lại càng tỏa hương nồng nàn hơn. Suốt khoảng 25 ngày Damask nở rộ, Qamsar tấp nập người hái và du khách tới ngắm hoa hồng.
Hậu duệ của người Ba Tư cổ đại, cuồng hoa hồng
Thời cổ đại, Iran cũng như toàn khu vực Trung Đông bây giờ thuộc lãnh thổ của Đế chế Ba Tư hùng mạnh. Người Ba Tư siêu yêu hoa hồng. Họ sớm biết chưng cất hương hoa, dùng làm thuốc men chữa trị bệnh tật và làm nước hoa xức cho thơm.
Từ khoảng thế kỷ 11, người Ba Tư đã năng sử dụng nước hoa hồng. Nó được ghi chép trong các tác phẩm thành văn của nhà thơ kiêm thầy thuốc, triết gia Avicenna (980-1037). Còn trong thế giới y thuật của Iran trung đại, nước hoa hồng là thuốc chữa bách bệnh. Bất kể là đau đầu, tê mỏi chân tay hay… đau lòng do mất người thân, họ đều lấy nước hoa hồng ra chữa.
Thị trấn cao nguyên Qamsar
Đất nước Trung Đông có tục lệ dội nước hoa hồng lên phần mộ mới. Riêng thánh đường Mecca ở Ả Rập Xê Út còn mua nước hoa hồng từ Qamsar, một năm hai lần xức quanh Kaaba, tòa nhà hình hộp chữ nhật nằm trong trung tâm sân thánh đường Hồi giáo Al-Masjid Al-Haram.
Ngoài ra, người Iran còn dùng hương hoa hồng trong nghệ thuật ẩm thực. Họ tin rằng, Đấng Tiên tri Muhammad cũng dùng nước hoa hồng trị bệnh và tẩy mùi cho cơ thể. Có lẽ cũng bởi vậy mà loài hoa này còn có tên khác là Hoa hồng Tiên tri Mohammadi.
Những người dân "nhàn hạ" nhất thế giới: vất vả chỉ 25 ngày, trong vòng một hai tiếng lúc bình minh
Tại Qamsar, dưới chân các ngọn núi cao là những cánh rừng Hoa hồng Damask. Không như các loài hoa hồng khác thường trổ bông quanh năm, Damask chỉ nở đúng một mùa, vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6. Thời gian rộ bông cũng siêu ngắn, chừng 25 ngày.
Hoa hồng Damask nở rộ trong khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6
Trong suốt 25 ngày Damask trổ bông, buổi sáng ở Qamsar cực kỳ bận rộn. Trời chưa hừng đông, các cư dân đã lục đục thức dậy. Họ chắp tay cầu nguyên theo đúng nghi thức tín ngưỡng, rồi ôm bao xách túi, nhắm hướng cánh đồng hoa hồng dưới chân núi lên đường.
Cùng với dòng người thu hoạch hoa là dòng du khách nườm nượp đổ về Qamsar ngắm Hoa hồng Damask. Mặt trời vừa lấp ló đỉnh non, dưới chân các ngọn núi đã tấp nập người xem, hái hoa hồng.
Công việc thu hoạch Hoa hồng Damask rất đơn giản: chọn những bông hoa mới hé, cầm vào cuống và khẽ lật cổ tay. Người Qamsar hái những bông hoa hồng tiên tri này bằng thái độ thành kính và trân trọng nhất.
Qamsar là khu vực siêu nắng nóng. Vầng Mặt trời chỉ vừa rời khỏi đỉnh núi đã điêu cuồng thiêu đốt không gian bằng làn nắng chói chang. Người Qamsar dừng tay, gom hết hoa hồng đã hái được vào một túi. Trung bình mỗi người hái được khoảng 15kg/sáng. Thành quả của người nào, người nấy tự vác lên vai, vui vẻ ra về.
Kỹ thuật chưng cất cổ truyền: Rất công phu và tốn thời gian
Trong khi phần lớn thế giới sản xuất nước hoa đều đã hiện đại hóa, Qamsar tiếp tục duy trì phương pháp chưng cất nước hoa hồng có từ ngàn xưa. Hiện tại, thị trấn này có khoảng 200 xưởng chưng cất nước hoa. Trung bình mỗi mùa, mỗi xưởng xử lý chừng 1 tấn hoa hồng.
Hoa hồng Damask được đem chưng cất ngay khi vừa thu hoạch về. Dụng cụ chưng cất nước hoa là nồi đồng 70l, có nắp gắn ống chữ V lộn ngược. Người ta đổ hoa hồng vào nồi, sau đó thêm nước. Lượng nước nấu hoa hồng tùy thuộc vào mục đích chiết xuất nước hoa nồng hay thoang thoảng. Mỗi mẻ chưng cất tốn khoảng 4 tiếng củi lửa. Nồi bã cánh hoa được để lạnh qua đêm, hớt lấy váng làm dầu hoa.
Suốt quá trình nấu nước hoa hồng, người chưng cất phải để ý từng li từng tí. Cư dân Qamsar thường bảo, hương hoa hồng đỏng đảnh như thiếu nữ. "Cô ấy" cực kỳ nhạy cảm, lỡ sai một li là "đi" cả quá trình.
Thuở xưa, người Qamsar cẩn trọng phân chia nước hoa hồng thành phẩm vào bình thủy tinh màu. Theo truyền thống, đây là phương pháp lưu giữ hương nước hoa hiệu quả nhất. Đáng tiếc là bình kính quá dễ vỡ! Qamsar bây giờ đành phải đóng nước hoa hồng vào chai nhựa cho dễ vận chuyển.
Dù chỉ với 25 ngày và công nghệ cổ truyền chậm chạp, Qamsar vẫn sản xuất một lượng nước hoa khổng lồ, đủ để đáp ứng nhu cầu trên thế giới. Nhờ vậy, cư dân ở đây thoải mái dựa vào Damask mà sinh sống.
Tham khảo Atlasobscura
Helino