MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Câu chuyện về ước mơ “lắng nghe mạng xã hội” của người trẻ Việt

12-06-2018 - 13:30 PM | Sống

Một nhóm bạn trẻ với 11 cái đầu đầy mơ mộng và khát khao, cùng cách nghĩ khác người bất ngờ gây chú ý trên thị trường Social Listening tại Việt Nam khi tung ra Dazikzak – một sản phẩm giúp người Việt “lắng nghe cảm xúc mạng xã hội”.

Không phải là những cuộc họp căng thẳng, cũng không phải là những lần tranh luận nảy lửa, “Team mình có mệt mỏi không, cuối tuần đi leo núi nhé” mới là câu nói được Phượng - cô gái được xem như “người truyền lửa” cho các thành viên mỗi ngày.

Đó cũng là cách cô bạn 9X này đã dùng nhằm động viên các bạn trong nhóm trong suốt 2 năm “đóng búa đập đe” để hoàn thiện dự án. Phượng cho rằng mục tiêu mà cả nhóm đang theo đuổi cũng tựa như việc leo núi, từng bước từng bước chinh phục những đỉnh núi cao hơn. Hành trình để đến đích tuy có gian nan, vất vả nhưng tất cả mọi người đều cảm thấy xứng đáng với thành quả mà cả nhóm đạt được.

Khi người trẻ biến giấc mơ thành sự thật

Xuất thân trong môi trường agency (công ty quảng cáo), ngoài chuyện lập chiến dịch, lên kế hoạch, cả nhóm còn phải thâu đêm suốt sáng làm báo cáo. Những dữ liệu nhập nhằng, thông tin số liệu không rõ ràng đặc biệt khi mà nhiều chương trình không thể phân tích được ngôn ngữ tiếng Việt ngốn không biết bao nhiêu là thời gian. Quá mệt mỏi vì bị “ăn hành” sau những đêm “dò bằng mắt, nhập bằng tay” cùng đống dữ liệu hỗn độn, cả nhóm ao ước về một công cụ có thể mang đến những bản báo cáo chi tiết, nhanh chóng và chuẩn xác.

“Bắt đầu từ thị trường xe hơi đi, mình phải tạo ra một cái gì đó để đời chứ nhỉ?” – gợi ý chớp nhoáng nhưng quyết liệt của chị sếp, quản lý Phượng và nhóm lúc đó khi nghe cô bạn chia sẻ về dự án chính là cột mốc mà cả nhóm không sao quên được – ngày dự án “Dazikzak – Công cụ lắng nghe mạng xã hội thuần Việt” chính thức khởi động.

Khi nhớ lại quãng thời gian đầu của dự án, Phượng hào hứng chia sẻ: “Ý tưởng thì bọn mình không thiếu, cơ bản là mọi thứ bắt đầu từ con số 0 vì mình bắt đầu từ ngành quảng cáo, không biết gì về code, thế là cứ phải tự học, tự nghiên cứu, tự tìm kiếm đồng đội.”

 Bạn Phiên Phượng - thành viên giữ lửa cho cả nhóm Dazikzak trong suốt 2 năm xây dựng mô hình.

Sau một thời gian khảo sát, nhóm của Phượng nhận ra hầu hết công cụ Social Listening tại thị trường Việt Nam đều gặp hạn chế lớn nhất là khả năng đọc hiểu và phân tích tiếng Việt. Chính vì vậy, nhóm quyết tâm xây dựng một công cụ mới có thể khắc phục được điểm yếu này. “Chúng ta phải có một hệ thống vận hành tự động, một sản phẩm thuần Việt thiết kế trên môi trường tiếng Việt, và dành cho người Việt.”

Tuy nhiên, là những người non trẻ trong lĩnh vực Social Listening, nhóm đã thất bại nhiều lần và gần như muốn từ bỏ. Sau tất cả, họ tự hỏi: “Mô hình dự án chúng mình đang xây dựng là gì, vì cái gì và cho cái gì?”.

Khi cá gặp nước

Có một sự thật cần nhìn nhận rằng, dự án sẽ tiếp tục “giặm chân tại chỗ” nếu cứ mãi áp dụng
“cách nhìn ngây thơ của bầy cừu” hay “các quy tắc lập trình cũ kỹ”. “Các em ơi, mình đang sống trong thời đại 4.0 rồi, dùng “rules” không thể đáp ứng được nhu cầu đâu, mọi người nghĩ sao nếu mình chuyển hướng sang “NLP”, “Machine learning”, “Data mining?” Một câu nói đầy ngẫu hứng của chị quản lý lại tiếp tục khiến Phượng các thành viên phải suy nghĩ và ngay lập tức, một chặng đường mới được vạch ra.

Cả nhóm quyết định hẹn gặp để nhờ “quyền trợ giúp” từ thầy Lê Anh Cường, Phó Giáo sư – Tiến sĩ ngành khoa học máy tính với hơn 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), một chuyên gia đầu ngành về nghiên cứu ngôn ngữ. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện với thầy Lê Anh Cường, đã giúp nhóm được “khai sáng” rất nhiều thứ. Đến lúc này, Phượng và các bạn đều biết họ đã tìm đúng người.

 Bạn Phiên Phượng thành viên 9X của nhóm Dazikzak và thầy Lê Anh Cường Phó Giáo sư – Tiến sĩ ngành khoa học máy tính.

Nhóm đã cùng thầy Cường trải qua những ngày tháng học lại, rồi đập đi xây lại toàn bộ quy trình vận hành, tìm hiểu những công nghệ mới nhất trên thế giới để bổ sung cho dự án. Dù đối đầu với nhiều “lão làng” trong lĩnh vực Social Listening, nhóm bạn 9x này vẫn tràn đầy tự tin về nền tảng tiếng Việt của Dazikzak. Vì đó là điều làm nên sự khác biệt của Dazikzak với các đối thủ khác trên thị trường.

Với phương châm “Luôn cung cấp sự thật cho khách hàng” bằng dữ liệu thô lẫn kết quả đo lường, chỉ sau hơn 2 năm, Dazikzak đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong cộng đồng mạng. Nhiều khách hàng dần tìm đến với Dazikzak, trong đó đáng chú ý nhất chính là Toyota Việt Nam – một trong những thương hiệu xe hơi nổi tiếng thế giới. Dazikzak hẳn sẽ là một công cụ mạng xã hội thuần Việt tiềm năng được giới start-up công nghệ nhắc đến nhiều hơn nữa trong tương lai.

Dazikzak là gì?

Dazikzak là công cụ “Social Listening” thông minh với trí tuệ nhân tạo có khả năng tự động len lỏi, theo dõi những thảo luận từ đơn giản đến chuyên môn trên mạng xã hội, thấu hiểu cảm xúc tích cực hay tiêu cực mà khách hàng đang thể hiện về nhãn hàng và các đối thủ khác trong ngành hàng. Từ đó, giúp doanh nghiệp có những giải pháp quản lý hiệu quả, chiến lược thích hợp hay định hướng giải quyết khủng hoảng truyền thông một cách nhanh chóng.

Thông tin chi tiết về công cụ Dazikzak, người dùng có thể truy cập website: https://dazikzak.com/.

A.D

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên