Câu hỏi của bạn trẻ Việt Nam cho Google khiến Bộ trưởng Malaysia bật cười tán thưởng
Syed Saddiq Abdul Rahman, Bộ trưởng của Malaysia đã bật cười thú vị tại Diễn đàn về khởi nghiệp sáng tạo: ASEAN 4.0 sáng nay – 11/9, cho một câu hỏi không dành cho mình.
- 10-09-2018Nỗi ám ảnh về cách mạng 4.0: Chỉ số ít thắng cuộc lấy đi tất cả!
- 10-09-2018Khát vọng thay đổi với cách mạng 4.0 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
- 08-09-2018Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Myanmar: Cú nhảy vọt của ngành viễn thông
Khoảng 1/3 Diễn đàn về Khởi nghiệp sáng tạo: ASEAN 4.0 được lấp đầy bởi các sinh viên Việt Nam. Họ đến để lắng nghe về tương lai công nghệ sẽ thay đổi cuộc đời mình như thế nào.
"Hãy đừng tin vào những gì chúng tôi chia sẻ vì đó là những thứ chúng tôi tin ngày hôm nay, thậm chí, nó là vì lợi ích của chúng tôi", ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch VNG nói.
Sự thay đổi là chóng mặt, điều này liên tục được các diễn giả khẳng định, nhằm bày tỏ cho những người trẻ Việt Nam rằng, họ cần phải có cách học, cách tiếp nhận mới, chứ không máy móc hay học theo một thứ cố định nào.
Cường, sinh viên ĐH Bách Khoa, là người đầu tiên đặt câu hỏi. Đáp lại gợi ý nói bằng tiếng Việt của Biên tập viên Amrita Cheema, Cường giao tiếp bằng tiếng Anh.
"Công nghiệp mới tạo nhiều công việc hơn nhưng người trẻ cần làm gì để thích ứng?", Cường hỏi.
Bộ trưởng Syed Saddiq là người nhận câu hỏi này. Vị bộ trưởng 25 tuổi của Malaysia cho rằng từ "thích ứng" là không nên dùng, ông cho biết có một chiến lược khác.
"Tôi tin rằng người trẻ không cần thích ứng", ông nói. Bởi "thích ứng" là cách làm việc bình thường, theo quy tắc, mà ở đó những người trẻ bị đánh giá thấp hơn do thiếu kinh nghiệm.
Do vậy, người trẻ cần suy nghĩ khác đi, cần làm việc vượt qua khuôn khổ bình thường. Và khi tập trung nghĩ về điều này, những sinh viên, như Cường, có thể tìm thấy ý tưởng, đam mê khi kỷ nguyên mới chuyển mình.
"Thế hệ trẻ cần gì trong 10 năm tới?", Bộ trưởng Syed Saddiq đặt vấn đề và đề nghị các bạn sinh viên suy nghĩ. Ông cũng nói rằng thế hệ trẻ là thế hệ chấp nhận rủi ro với sự nhiệt tình, tham vọng và đam mê sôi sục. Và chỉ như vậy, họ mới có chỗ đứng thay gì đuổi theo một sự thích ứng.
Một bạn gái, tóc ngắn, đã rất tự tin đặt câu hỏi cho ông Rajan Anandan, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Google Ấn Độ.
"Ông nói rằng ông thích Việt Nam, vậy tại sao Google chưa có văn phòng tại Hà Nội?", bạn này đặt câu hỏi và khẳng định rằng Việt Nam nói chung và Hà Nội có nhiều tài năng không kém bất cứ quốc gia này.
"Tôi hứa với ông về điều này", bạn gái nói.
Câu hỏi này đã khiến cả hội trường cười phá lên thú vị. Vị Bộ trưởng Malaysia cũng bật cười tán thưởng trước câu nói này.
Thậm chí ông quay hẳn về phía đại diện Google như chờ đợi phần hồi đáp.
Trả lời, ông Rajan Anandan khẳng định Việt Nam là quốc gia vô cùng quan trọng với lượng người dùng Internet hơn 50 triệu người, nhiều hơn nhiều nước khác. Chiến lược của Google là tập trung vào từng quốc gia để đảm bảo các sản phẩm luôn tốt, dù nhỏ nhất.
Đồng thời, Google cũng đảm bảo giải quyết được các rào cản trong việc công dân truy nhập được vào mạng. "Cuối cùng mới là bước có mặt tại hiện trường", ông Rajan nói và cho biết đang thảo luận với Chính phủ Việt Nam về các chính sách liên quan.
"Bản thân tôi rất phấn khích", đại diện Google nói thêm. Trước mắt, ông hi vọng các bạn trẻ Việt Nam tự làm việc cho mình, tự khai thác các nguồn lực từ nền tảng Google, thậm chí có thể trở thành một Google tiếp theo.
Dù vậy, đối với câu hỏi này, đại diện Google vẫn để ngỏ mốc thời gian có thể đặt văn phòng tại Việt Nam.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018: Tinh thần doanh nghiệp và cách mạng 4.0
Xem tất cả >>- "Cuộc chiến vô cực" của Tổng thống Widodo và những câu chuyện lan tỏa hậu trường WEF ASEAN 2018
- Bộ trưởng trẻ nhất Malaysia, nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và những giấc mơ bỏ ngỏ cho người trẻ
- 4 câu chuyện nổi bật của WEF ASEAN 2018 - sự kiện mang tầm khu vực thành công nhất lịch sử 27 năm WEF
- Lời giải cho bài toán “trọng nam khinh nữ” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Trong CMCN 4.0 nếu không tận dụng được cơ hội sẽ bị bỏ lại phía sau