Câu hỏi phỏng vấn: "Thứ gì đút vào khi cứng, rút ra khi mềm?" - Nam ứng viên bình tĩnh trả lời 2 từ mà xin được việc ngay
Câu hỏi phỏng vấn này sẽ là chiếc bẫy cho những ai không chịu suy xét kỹ.
- 24-12-2021Nhà tuyển dụng hỏi: "Nếu con trai tôi là BỐ của con trai bạn, thì tôi là gì của bạn?" - Ứng viên nam trả lời lắt léo mà được nhận việc ngay lập tức
- 19-12-2021Nhà tuyển dụng hỏi: "Có ý kiến bất đồng với cấp trên, bạn sẽ làm gì?", ứng viên trả lời 1 câu xuất sắc, được nhận việc ngay không đắn đo
- 10-12-2021Nhà tuyển dụng nữ: "Sờ tay tôi và nói cảm nhận đi", nam ứng viên rưng rưng nước mắt đưa đáp án và được gọi đi làm ngay
Các sinh viên sau khi tốt nghiệp đều mong muốn tìm được một công việc vừa phù hợp với chuyên môn nhưng cũng giúp họ có mức thu nhập ổn định hơn sau 4 năm dài đằng đẵng ngồi trên giảng đường.
Tuy nhiên, khi khoảng cách trình độ giữa người này với người kia đang dần được thu hẹp khiến cho tình hình xin việc làm của những sinh viên mới ra trường gặp nhiều thách thức hơn. Bởi các công ty khi phỏng vấn ứng viên không chỉ xem xét trình độ, kỹ năng chuyên môn mà còn đánh giá khả năng tư duy, giải quyết vấn đề của người đó nữa.
Tiểu Lý vừa tốt nghiệp đại học và đang tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân. Cô nàng nộp hồ sơ vào rất nhiều công ty và cuối cùng đã nhận được một lời mời phỏng vấn. Được biết, công ty này gọi 3 ứng viên cùng đến tham gia buổi đánh giá tuyển dụng, điều này làm Tiểu Lý khá lo lắng vì trong cả 3 có vẻ cô là người ít kinh nghiệm nhất.
Khi đối mặt với nhà tuyển dụng, ứng viên được hỏi vài câu hỏi liên quan đến chuyên môn. Song, một giọng nữ trong số những vị đại diện cho công ty cất lên hỏi một câu hỏi có nội dung tưởng chừng nhạy cảm: Thứ gì được nhét vào trong một cái lỗ, khi cứng thì nhét vào, lúc mềm thì lấy ra?
Trước câu hỏi này, cả 3 lộ rõ vẻ ngại ngùng. 1 trong 2 ứng viên nam chắc hẳn đã có hướng suy nghĩ không mấy tốt đẹp nên đã lên tiếng: "Câu hỏi này quá riêng tư và không rõ ràng. Chị có chắc muốn tôi nói câu trả lời không?" Vị sếp nữ kia ra hiệu anh không cần nói tiếp nữa và chuyển sang người thứ hai.
Người thứ hai bình tĩnh hơn và cho câu trả lời rằng: “Tôi nghĩ nó là khoai lang, khoai lang được trồng bằng cách cắm xuống đất, rồi khi đem lên nướng thì lại đút vào lò, chỉ đến khi nó mềm ra và ăn được thì chúng ta mới lấy ra!"
Nghe câu trả lời này, nhà tuyển dụng nở một nụ cười tươi song vẫn tiếp tục chờ đợi người cuối cùng đưa ra đáp án, tức là Tiểu Lý. Cô nàng đáp: "Sau khi nghe anh bên cạnh trả lời, tôi nghĩ ngô cũng là thứ tương tự, khi cứng thì đút vào lò nướng, sau khi chúng mềm và ăn được thì lại lấy nó ra!"
Sau một hồi đánh giá, cả Tiểu Lý và anh chàng thứ hai có lối suy nghĩ mới lạ đã được nhà tuyển dụng giữ lại để thử việc. Trước câu hỏi trên, ứng viên nên thật tỉnh táo và sáng suốt để đưa ra câu trả lời sao cho thuyết phục, tránh mắc bẫy hay chỉ bó hẹp lối tư duy từ những điều thông thường. Điều đó sẽ cản trở rất nhiều cho việc phỏng vấn của chính bạn.
Nguồn: Sohu
Doanh nghiệp và Tiếp thị