“Cây kim tiền” giúp Việt Nam thu gần 10 tỷ USD chỉ trong 9 tháng: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản “chốt đơn” nhiều nhất, Việt Nam xếp thứ 5 thế giới
Đây là mặt hàng được các ông lớn chi hàng tỷ USD nhập khẩu trong 3 quý đầu năm.
- 17-10-2023“Ông trùm” nông sản mới của thế giới bất ngờ tăng xuất khẩu loại hạt giá rẻ đến Việt Nam, sản lượng tăng gần 400% trong 9 tháng
- 16-10-2023Một mặt hàng giá rẻ của Trung Quốc cực đắt hàng tại Việt Nam: Sản lượng tăng mạnh 300% trong 9 tháng đầu năm, nước ta mạnh tay chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu
- 10-10-2023Xuất khẩu một mặt hàng của Việt Nam bất ngờ gây sốt trong tháng 8: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều ưa chuộng, thu về hơn nửa tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của nước ta trong tháng 9 thu về 1,13 tỷ USD trong tháng 9, giảm 12% so với tháng 8/2023. Tính chung trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này thu về 9,6 tỷ USD, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong ngành hàng này, 3 thị trường lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất.
Cụ thể, trong tháng 9/2023, xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ đạt hơn 616 triệu USD, giảm 8,5% so với tháng trước đó. Tính đến hết quý 3, xuất khẩu mặt hàng này thu về hơn 5,1 tỷ USD từ thị trường Mỹ, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022 và chiếm 53,7% tỏng tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Xếp thứ 2 là Nhật Bản, trong tháng 9, xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản đạt hơn 144 triệu USD, giảm 15% so với tháng 8/2023. Tính chung trong 9 tháng, xuất khẩu mặt hàng này sang xứ hoa anh đào thu về 1,25 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 13% thị phần.
Xếp thứ 3 là thị trường Trung Quốc, trong tháng 9, xuất khẩu mặt hàng này thu về hơn 1,59 tỷ USD, giảm 20% so với tháng 8/2023. Tính đến hết quý 3, xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường tỷ dân thu hơn 1,22 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ và chiếm thị phẩn 12,7%.
Kể từ năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam bắt đầu sụt giảm mạnh. Nguyên nhân được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đưa ra là do tác động bởi tình hình dịch bệnh, chính sách “zero Covid” tại Trung Quốc cũng như chi phí đầu vào tăng cao do tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina, khiến nhiều quốc gia đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao, nên người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng không thiết yếu giảm, trong đó có mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ. Vì vậy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 giảm tốc.
Theo Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2022, ngành chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu trên 17 tỷ USD. Con số ấn tượng này đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 2 châu Á, và thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST), mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 20 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt hơn 18,5 tỷ USD.
Đến năm 2030, giá trị xuất khẩu đạt 25 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 20,4 tỷ USD; hơn 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
Nhịp sống thị trường