Một mặt hàng giá rẻ của Trung Quốc cực đắt hàng tại Việt Nam: Sản lượng tăng mạnh 300% trong 9 tháng đầu năm, nước ta mạnh tay chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu
Tháng 9 cũng là tháng ghi nhận giá nhập khẩu thấp nhất kể từ đầu năm.
- 13-10-2023Bị chê chậm làm xe điện, Toyota chính thức công bố thời điểm đưa pin 1.000 km ra thị trường, sạc nhanh lên 80% pin chỉ trong vòng 10 phút
- 12-10-2023Xuất khẩu "kim cương đen" của Việt Nam lập kỷ lục trong tháng 9, sản lượng và kim ngạch tăng trưởng 3 chữ số chỉ trong 1 tháng
- 10-10-2023Xuất khẩu một mặt hàng của Việt Nam bất ngờ gây sốt trong tháng 8: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều ưa chuộng, thu về hơn nửa tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sắt thép các loại về Việt Nam trong tháng 9 đạt hơn 1,4 triệu tấn với trị giá hơn 996 triệu USD, tăng 9,1% về lượng và tăng 6,3% về trị giá so với tháng 8/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, nước ta chi hơn 7,5 tỷ USD nhập khẩu hơn 9,3 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 4,4% về lượng nhưng giảm mạnh 24,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Giá nhập khẩu bình quân chứng kiến giảm mạnh so với cùng kỳ, đạt 807 USD/tấn trong khi 9T/2022 đạt bình quân 1.070 USD/tấn, tương đương mức giảm 24,57%.
Thị trường cung cấp sắt thép lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, trong 9 tháng đầu năm, quốc gia này đang tăng cường xuất khẩu sắt thép đến Việt Nam với giá chạm đáy trong tháng 9. Cụ thể, trong tháng 9/2023, nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc đạt 974.111 tấn với trị giá hơn 622 triệu USD, tăng 16% về lượng lẫn trị giá so với tháng 8/2023 nhưng sản lượng tăng hơn 378% so với tháng 9/2022.
Như vậy tính đến hết quý 3, nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc đạt hơn 5,5 triệu tấn với trị giá hơn 3,8 tỷ USD, tăng mạnh 38% về lượng nhưng giảm 4,11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, đồng thời chiếm tỷ trọng 59% trong tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam.
Giá nhập khẩu bình quân từ Trung Quốc trong 9T đạt 705 USD/tấn, giảm 30,5% so với cùng kỳ. Đáng chú ý tháng 9 cũng là tháng ghi nhận giá nhập khẩu sắt thép các loại từ Trung Quốc thấp nhất kể từ đầu năm 2023.
Trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu hơn 11,6 tấn sắt thép với trị giá hơn 11,9 tỷ USD, giảm 5,6% về lượng nhưng tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022. Ngược lại, xuất khẩu sắt thép các loại đạt hơn 8,3 triệu tấn với trị giá hơn 7,9 tỷ USD, giảm mạnh 35,9% về lượng và giảm 32,2% về trị giá so với cùng kỳ. Trên thế giới trong năm 2022, sản lượng thép toàn cầu đạt 1.878 triệu tấn, tăng nhẹ so với mức 1.875 triệu tấn vào năm 2019 (thời điểm trước đại dịch Covid-19).
Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản lượng thép với 1.013 triệu tấn, chiếm 53,9% tổng sản lượng. Tuy vẫn dẫn đầu, năm 2022 là lần đầu tiên sản lượng thép của nước này giảm năm thứ hai liên tiếp. Theo sau Trung Quốc là Ấn Độ với 124,8 triệu tấn, chiếm 6,6% toàn cầu. Nhật Bản, Mỹ và Nga lần lượt chiếm các vị trí còn lại trong top 5 với 89,2 triệu tấn (4,8% toàn cầu), 80,5 triệu tấn (4,3%) và 71,5 triệu tấn (3,8%).
Việt Nam đứng thứ 13 về sản lượng thép với 20 triệu tấn trong năm 2022, chiếm tỷ trọng 1,1%.
Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nhu cầu thép yếu tại hầu hết khu vực trên thế giới và tâm lý tiêu cực đã tác động đến giá bán thép thành phẩm. Xu hướng giảm giá thép trên phạm vi toàn cầu càng được củng cố thêm khi các doanh nghiệp thép Trung Quốc đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ giá giảm nhanh để cạnh tranh.
Nhịp sống thị trường