'Cây tỷ đô' của Việt Nam bất ngờ được Malaysia mạnh tay thu mua: xuất khẩu tăng nóng gần 300% trong tháng 10, bỏ túi hơn 5 triệu USD
Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới xuất khẩu mặt hàng này chỉ sau Thái Lan.
- 07-12-2023'Báu vật nước mặn' của Việt Nam được Mỹ, Trung Quốc cực ưa chuộng: xuất khẩu tăng mạnh, thu về hơn 11 triệu USD sau 10 tháng
- 07-12-2023'Nữ hoàng trái cây' của Việt Nam được thị trường thế giới liên tục săn đón: xuất khẩu hàng trăm triệu USD, từng tạo hot trend không kém thanh long
- 06-12-2023Được báo Nhật gọi là 'vua xuất khẩu', Việt Nam vẫn đổ tiền mua mặt hàng này từ châu Phi: nhập khẩu tăng 3 chữ số, sản lượng 10 tháng vượt cả năm 2022
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2023, Việt Nam xuất khẩu 268,4 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, tương đương 136,5 triệu USD, tăng 2,1% về lượng và tăng 11,1% về trị giá so với tháng 9; tăng 12,6% về lượng và tăng 33% về trị trị giá so với tháng 10/2022.
Trong tháng 10/2023, giá sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu tăng mạnh lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay. Cụ thể, giá bình quân xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 508,6 USD/tấn, tăng 8,8% so với tháng 9/2023 và tăng 18,1% so với tháng 10/2022.
Lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2,4 triệu tấn, trị giá 1,03 tỷ USD, giảm 6,4% về lượng và giảm 8,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.
Tính đến hết tháng 10 năm nay, sắn và sản phẩm từ sắn đã chính thức là 1 trong 9 mặt hàng lọt vào “câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD” của ngành nông nghiệp.
Trong tháng 10, mặc dù lượng sắn xuất khẩu giảm, nhưng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang một thị trường vẫn tăng trưởng tốt cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Malaysia đang nổi lên là thị trường tích cực nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
Cụ thể, xuất khẩu sang Malaysia trong tháng 10 đạt 724 tấn, tương đương 417 nghìn USD, tăng đột biến 265,7% về lượng và tăng 267% về kim ngạch so với tháng 10/2022. 10 tháng đầu năm 2023, Malaysia chi 5,1 triệu USD để nhập hơn 9,9 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, tăng 98% về lượng và tăng 97,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Giá xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm sang thị trường này đạt hơn 517 USD/tấn, tương đương so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Hiệp hội sắn Việt Nam, diện tích trồng sắn cả nước hiện có khoảng 530.000 ha, tổng sản lượng trên 10 triệu tấn/năm. Chủ tịch Hiệp hội sắn Việt Nam nhận định trong vòng 10 năm trở lại đây, ngành sắn Việt Nam phát triển nhanh. Kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn tăng từ 0,958 tỷ USD năm 2018 lên gần 1,5 tỷ USD vào năm 2022. Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới về sắn, sau Thái Lan.
Hiệp hội Sắn Việt Nam đề ra mục tiêu xuất khẩu sắn đến năm 2028 sẽ đạt 2 tỷ USD/năm và tăng lên 2,5 tỷ USD/năm vào năm 2050.
Tây Ninh là địa phương đứng đầu về số lượng nhà máy chế biến sắn cả nước. Hiện trên địa bàn tỉnh này có 65 nhà máy chế biến sắn với tổng công suất 6,4 triệu tấn củ/năm.
Tây Ninh hiện là thủ phủ của ngành sắn cả nước, hơn 50% kim ngạch xuất khẩu sắn hàng năm thuộc về các doanh nghiệp Tây Ninh.
Tuy nhiên, diện tích vùng trồng của Tây Ninh không phải lớn, toàn tỉnh hiện có khoảng 62 ngàn ha, năng suất khoảng 2 triệu tấn/năm, chỉ đáp ứng 50% nguyên liệu cho ngành chế biến sắn địa phương. Để đủ nguồn nguyên liệu, các doanh nghiệp thu mua sắn từ các tỉnh lân cận và cả các tỉnh Campuchia giáp ranh.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư