CEO 30 tuổi quyết định bán công ty hàng trăm tỷ về quê mở nhà trọ: Cái mác "Giàu" chẳng nghĩa lý gì, sống thoải mái mới là đỉnh cao hạnh phúc!
Làm việc chăm chỉ không chỉ để đạt được tự do tài chính, mà còn để bản thân có thể tự do làm những gì mình yêu thích, không rơi vào trường hợp éo le bị đồng tiền hạn chế hành động!
- 30-08-2021Vì sao kinh tế phát triển thứ 3 thế giới nhưng nhà của người Nhật thường có diện tích khiêm tốn, hiếm người sở hữu nhiều hơn 1 ngôi nhà?
- 28-08-2021Chân dung thiên kim tiểu thư 23 tuổi đảm đương gia sản cả tỷ đô: Từng bị nghi ngờ là “phú nhị đại bất tài” và đây là cách cô đáp trả dư luận
- 27-08-2021Ngôi nhà phong cách Nhật Bản giữa khuôn viên cây xanh trăm tuổi ở TP HCM: Hoàn thiện mất 2 năm, chi phí xây dựng gần 18 tỷ đồng, nhìn thành quả ai cũng ngưỡng mộ
- 26-08-2021Giới đại gia Trung Quốc: Kiếm tiền từ tài chính, bất động sản, tích cực theo đuổi sự giàu có an toàn
1. Bỏ nhà thành phố, về quê mở trọ
Vừa qua, một ông chủ doanh nghiệp ở Bắc Kinh đã quyết định bán lại công ty trị giá hàng trăm tỷ để về Lệ Giang xây dãy nhà trọ cho thuê.
Anh ấy nói rằng cuối cùng bản thân cũng đã có đủ điều kiện và can đảm để thực hiện cuộc sống lý tưởng của mình.
Nhiều bạn bè, đồng nghiệp, người quen, thậm chí là cấp dưới của CEO trẻ tuổi này đã ra sức can ngăn, nhưng không ai biết anh có lý do của riêng mình mới dứt khoát quyết định như vậy.
Mười năm qua, anh ta ngày nào cũng phải sống trong căng thẳng, mỗi ngày muốn ngủ 5 tiếng là một điều rất xa xỉ. Cuối tuần, trong khi nhân viên có thể về nhà đưa vợ con đi chơi thì anh ta phải xách va li đi công tác nơi này đến nơi khác.
"Khi còn nghèo, tôi có thể sống thắt lưng buộc bụng, chịu khổ, chấp nhận xa vợ con. Nhưng giờ đây tôi đã có đủ tiền, tại sao phải vì duy trì danh tiếng, địa vị mà ép mình sống cuộc đời đầy mệt mỏi chứ?"
Ước mơ bán công ty và tìm kiếm cuộc sống gần thiên nhiên, không cần phải lo lắng hằng ngày của anh được vợ con hết sức ủng hộ.
Chuyển dời đến Lệ Giang, anh dùng số tiền bán công ty xây một căn nhà có sân, mua thêm đồ dùng cần thiết,...
Sống ở đây được 1 năm, anh ấy trở nên cởi mở và vui vẻ hơn hẳn. Trên dòng trạng thái lúc nào cũng là những chuyện và người thú vị mà anh ấy quen ở đây, có cả ảnh hoa tươi, cây cối trồng trong sân nhà...
Ở đây, anh ấy có thể thoát khỏi công việc mình không thích, ngủ đến khi muốn dậy, ăn bữa sáng phong phú và đầy đủ dinh dưỡng, dư dả thời gian uống trà cùng vợ, đọc sách và vui đùa với con...
Nhờ hai dãy trọ mà anh ấy xây, tiền bạc mỗi tháng không cần lo lắng nhiều. Anh ấy có thể học thêm nhiếp ảnh và hội họa.
Khi trong tay bạn đã có đủ tiền để tạo dựng cuộc sống sung túc, vậy đừng tiếc nuối danh vọng bên ngoài mà hãy cho mình cuộc sống "chậm" đúng nghĩa.
Hãy chọn làm thứ mình thích, như Haruki Murakami từng nói: "Bạn có thể gắn bó với thiên nhiên nếu bạn thích nó, nhưng bạn sẽ không thể đi với nó lâu dài nếu bạn không thích."
2. "Hội chứng người trẻ hiện đại": Sợ đi làm
Dù ở độ tuổi trung niên hay người trẻ, nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sợ hãi, lo lắng của chúng ta là do chúng ta không xác định được bản thân muốn làm gì?
Theo "Báo cáo thôi việc và điều chỉnh lương năm 2017", tỷ lệ sinh viên mới tốt nghiệp đại học nhảy việc ngày càng tăng qua các năm. Nguyên nhân là do khi tiếp xúc với môi trường mới, khác hẳn trường học khiến họ stress và chán nản vì không thích nghi được.
Thậm chí có người đã làm vài năm vẫn vì chán việc mà xin từ chức bắt đầu kinh doanh hoặc đi du lịch.
"Ngay khi bước vào văn phòng, tôi đã cảm thấy ngột ngạt". Đó là lời chia sẻ của một nhân viên văn phòng thuộc thế hệ 9X.
Một cậu bạn của tôi là tác giả các bài báo trên web du lịch, thu nhập hàng tháng rất cao, nhưng khối lượng công việc cũng nặng, khiến cậu ấy trầm cảm một thời gian, thậm chí còn bị bạn gái chia tay.
Tôi từng khuyên hay là đổi công việc khác, hoặc tìm công việc phù hợp với sức khỏe tinh thần của cậu ấy hơn, đợi một thời gian ổn định hãy nghĩ đến việc làm lại, nhưng cậu ấy không chịu.
Nguyên nhân là vì công việc này mang lại cho cậu ấy "thể diện" lớn. Mỗi lần tụ họp bạn bè, ai cũng ngưỡng mộ cậu ấy vì có công việc thú vị và nhiều tiền, nên cậu ấy không muốn dễ dàng bỏ dở nó.
Tôi luôn rất nể phục những người có tinh thần cố gắng, không bao giờ từ bỏ. Nhưng trong trường hợp này thì không!
Chúng ta nên biết lúc nào nên kiên trì, lúc nào nên bỏ cuộc, nên theo đuổi cái gì, và cái gì thực sự cần thiết cho cuộc sống của mình...
Nếu chỉ vì thỏa mãn hư vinh, được người xung quanh khen ngợi "giàu có", mà đau khổ duy trì công việc có hại cho bản thân, vậy thì không nên!
3. Tại sao chúng ta muốn kiếm nhiều tiền?
Hiện nay, ngày càng có nhiều người trả lời bản thân làm việc chỉ vì tiền. Nhưng sau khi kiếm được tiền, họ sẽ sống cuộc đời thế nào?
Là vui vẻ, hạnh phúc, hay chỉ vật vờ như người máy trôi qua những ngày nhàm chán, làm công việc mình không thích trong 8 tiếng rồi đêm về cảm thấy trống rỗng?
Tiền là công cụ để chúng ta có thể sống cuộc đời lý tưởng hơn. Khi bạn có được tự do tài chính, nghĩa là thông qua số tiền tích lũy ban đầu, bạn có thể tự mình đưa ra nhiều quyền lựa chọn hơn và không cần phải vùi đầu làm việc vì tiền nữa.
Lý tưởng sống của bạn là gì? Dù hiện tại bạn đang giàu hay nghèo, tôi hy vọng rằng bạn đừng bao giờ quên nó. Bởi ước mơ ban đầu thường luôn rất đẹp đẽ, nó đầy tính nhân văn và hoài bão, nhưng nhiều người sau khi giàu có lại bị đồng tiền mê hoặc mà đánh mất nó, trở thành con thiêu thân lao đầu vào lửa chỉ biết nghĩ đến việc làm mọi cách để kiếm thêm nhiều tiền hơn.
Nếu bị rơi vào vòng mê hoặc của đồng tiền, bạn không chỉ đánh mất cuộc sống tốt đẹp, mà còn đánh mất cả chính mình!
Doanh nghiệp và tiếp thị