CEO Chợ Tốt: Số iPhone XS người Việt thải ra xếp chồng cao hơn 10.000 lần toà LandMark 81, mua bán đồ cũ giúp giảm 470.000 tấn CO2/năm
Chỉ tính riêng tại thị trường Việt Nam, số lượng quần áo được thanh lý tại các nền tảng thuộc Carousell trong 10 năm qua đủ dùng cho 70% người dân Việt Nam.
- 14-10-2023FPT làm hệ điều hành, hệ thống phần mềm cho 6 hãng xe điện trên thế giới, nhưng không có VinFast
- 14-10-2023Bán hàng thép lần đầu tăng trưởng dương trong 9 tháng, ngành thép có “le lói” hi vọng?
- 14-10-2023Rủi ro nhượng quyền nhìn từ vụ Mixue
“Hàng năm, Chợ Tốt và người dùng giúp giảm thiểu 470.000 tấn CO2 mỗi năm thải ra ngoài môi trường, tiết kiệm 82.000 tấn thép, 2.000 tấn nhựa, 35.000 tấn nhôm mỗi năm từ việc hạn chế sản xuất mới, theo thống kê dựa trên World bank data, Greencar report, Recycle”, chia sẻ đáng chú ý của CEO Chợ Tốt Nguyễn Trọng Tấn mới đây.
Theo dữ liệu Chợ Tốt, người tiêu dùng thường tìm mua các sản phẩm trong phân khúc giá tầm trung, và thông thường mỗi khi một dòng xe mới hoặc dòng điện thoại mới được ra mắt thì các sản phẩm cùng dòng của 1-2 đời trước đó sẽ được đăng bán và tìm mua nhiều nhất. Mỗi tháng có hơn 1 triệu món đồ được đăng bán thanh lý trên Chợ Tốt và hơn 10 triệu người tiêu dùng tìm mua các sản phẩm này.
Trung bình, khi mua điện thoại đã qua sử dụng, các bạn trẻ có thể tiết kiệm từ 30-50% chi phí so với việc mua hàng mới. Bên cạnh đó, tiêu dùng bền vững, trong đó tái sử dụng, tái chế và bảo vệ môi trường đang trở thành những trong những mối quan tâm hàng đầu của giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Gen Z - thế hệ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng trong thời gian tới.
Được biết, Chợ Tốt trực thuộc Carousell Group, tập đoàn công nghệ mua bán rao vặt của khu vực Đông Nam Á. Kể từ khi ra mắt thị trường Việt Nam vào năm 2013 đến nay, Chợ Tốt là nền tảng mua bán đồ đã qua sử dụng (Recommerce) với hơn 10 triệu người dùng và hơn 1 triệu món đồ được đăng bán thanh lý mỗi tháng.
“Nếu như chu kỳ mua sắm thông thường là mua mới và vứt bỏ đồ cũ, Carousell nói chung và Chợ Tốt nói riêng thúc đẩy thị trường mua bán đồ đã qua sử dụng, giúp kéo dài thời gian sử dụng của các sản phẩm, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn”, ông Tấn nói.
Trong 10 năm qua, người dùng Carousell ở các nước đã kéo dài vòng đời của hàng triệu mặt hàng, bao gồm: 76,8 triệu món đồ thời trang, 33,9 triệu thiết bị điện tử, 26,6 triệu vật dụng sở thích, 11,1 triệu món đồ gia dụng và nội thất; và 10,6 triệu món đồ cho mẹ và bé sơ sinh.
Chỉ tính riêng tại thị trường Việt Nam, số lượng quần áo được thanh lý tại các nền tảng thuộc Carousell trong 10 năm qua đủ dùng cho 70% người dân Việt Nam. Tổng số iPhone Xs được đăng bán tái sử dụng tại Carousell có thể xếp chồng lên nhau cao hơn 10.000 lần toà nhà Landmark 81.
Vị này cũng chia sẻ thêm, người tiêu dùng Việt ngày càng quan tâm đến yếu tố bền vững. Nếu theo Carousell Recommerce Index 2021, 83% người Việt Nam từng mua đồ đã qua sử dụng và sẽ tiếp tục mua đồ đã qua sử dụng. Thì Carousell REcommerce Index 2022 khảo sát những người Việt lựa chọn mua sắm đồ đã qua sử dụng cho thấy 53% người được hỏi cho biết họ quan tâm đến tiêu dùng bền vững và bày tỏ lo ngại về biến đổi khí hậu, cũng như tác động môi trường.
Theo khảo sát mới đây của In Focus Mekong Research, người Việt đang có 2 nỗi sợ lớn là lạm phát và ô nhiễm môi trường. Nếu tháng 7/2021, mức độ e ngại về ô nhiễm moio trường chỉ 30% thì con số đến tháng 6/2023 đã tăng lên đến 45%.
Thực tế, khu vực châu Á -Thái Bình Dương được xem là một trong những thị trường tiềm năng, bắt nhịp nhanh chóng xu hướng ESG, trong đó Việt Nam ghi được dấu ấn nổi bật trong khu vực.
Báo cáo triển vọng kinh doanh 2023 của UOB cho thấy xu hướng ESG được hưởng ứng ngày càng mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, 94% doanh nghiệp tham gia khảo sát nhận thức rõ mức độ quan trọng của phát triển bền vững và 51% đã chính thức thực hành ESG.
Dù vậy, vẫn còn nhiều rào cản để Việt Nam chuyển đổi sang ESG. Chuyên gia chỉ ra gồm 4 nguyên nhân chính gồm: (1) tăng chi phí sản xuất dễ khiến người dùng lựa chọn thương hiệu khác, (2) ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và dòng tiền nói chung; (3) thiếu kiến thức chuyên môn để xây dựng chiến lược đúng đắn và (4) không đủ cơ sở hạ tầng để sản xuất năng lượng tái tạo.
Chuyên gia nhấn mạnh, Việt Nam đã nhận thức rằng tăng trưởng kinh tế bền vững trong thế kỷ 21 phải được thúc đẩy thông qua khoa học, công nghệ, đổi mới và chuyển đổi kỹ thuật số. Trong đó, giáo dục và đào tạo được chú trọng. Tham gia tại toạ đàm, Đại sứ quán Singapore tại Việt Nam cho biết trong quan hệ Việt – Singapore, việc trao đổi chương trình giáo dục hướng đến đào tạo nhân sự bền vững từ sớm cũng được chú trọng. Đơn cử, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore (NTU Singapore) và Đại học Kinh tế Tp.HCM (UEH) đã hợp tác triển khai Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế (IMBA).
Cũng chia sẻ về tình hình kinh doanh Chợ Tốt, ông Tấn cho biết 6 tháng đầu năm dù kinh tế chậm lại, Chợ Tốt vẫn khả quan khi đang đạt mức ngang cùng kỳ năm trước. Dài hơi, thương mại mua bán đồ cũ ở Việt Nam theo ông đang đứng trước cơ hội lớn, với định giá 1,1 tỷ USD năm 2021 và dự kiến đạt 5,1 tỷ USD năm 2026, theo báo cáo gần nhất của RedSheer Strategy Consultants.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Tầm nhìn xanh
Xem tất cả >>- Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?
- Chìa khóa giúp một doanh nghiệp cân bằng 3 khía cạnh “tăng trưởng, lợi nhuận và bền vững”
- VietinBank công bố Khung Tài chính Bền vững
- SCG thúc đẩy các sáng kiến xanh, tăng cường sử dụng năng lượng sạch hướng tới định hướng tăng trưởng xanh toàn diện
- Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt được ngưỡng giảm phát thải cac-bon đề ra trong mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC)