CEO công ty Việt lên livestream tuyển dụng nhân sự, ứng viên hỏi thẳng về lương bổng và văn hoá làm việc ngay trên sóng
Livestream tuyển dụng là một “đại dương xanh”, các công ty sẽ dễ dàng hút được một lượng lớn nhân sự trẻ, sáng tạo về phía mình.
- 19-03-2024Khi nhà tuyển dụng hỏi ''điểm yếu của bạn là gì?'', người thật thà quá mức thường bị loại, người EQ cao trả lời thế này liền được công ty "trải thảm" mời về
- 18-03-2024Cái khó của nhà tuyển dụng khi livestream giờ kiếm bạc tỷ, người trẻ sẵn sàng "xếp xó" bằng ĐH, từ bỏ công việc văn phòng
- 16-03-2024Thật thà đáp ''chưa có kinh nghiệm nhưng sẽ học hỏi thêm'', ứng viên liền bị nhà tuyển dụng thẳng tay đánh trượt: Nghe người IQ cao đối đáp liền thán phục
Trung Quốc, “thánh địa” của livestream, đã tận dụng việc livestream để tuyển dụng và đạt hiệu quả rất lớn. Theo Meey News, dịch vụ có tên Kwai Recruitment thu hút hơn 100 triệu người dùng tích cực hàng tháng trong quý đầu tiên. Trong một ngày, kênh nhận hơn 150.000 hồ sơ xin việc.
Một công ty khác, Foxconn, đơn vị vận hành nhà máy iPhone lớn nhất thế giới đã chạy chiến dịch livestream tuyển dụng vào tháng trước, giới thiệu 880 vị trí tại khu phức hợp Thâm Quyến cho ứng viên khuyết tật. Nhà máy Trịnh Châu của Foxconn cũng livestream trong cùng tháng và thu hút hơn 300.000 người xem.
Còm việc livestream tuyển dụng ở Việt Nam đang diễn ra ra sao?
CEO bắt tay cùng HR tổ chức livestream tuyển dụng nhân sự
“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm, Đỗ Hằng say hi mọi người!”, Đỗ Hằng bắt đầu buổi livestream tuyển dụng cho công ty mình đang làm việc bằng một câu chơi chữ như thế.
Đỗ Hằng đồng thời là Chuyên viên phát triển Kinh doanh của công ty này. Giới thiệu qua thì đây là một công ty hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo sáng tạo kết hợp với sản xuất phim. Trong buổi livestream tuyển dụng, Đỗ Hằng và phía công ty mong muốn thu hút được các khán giả Gen Z những người sẽ ứng tuyển vào các vị trí mà công ty đang tìm “nhân tài" như: Sales, hậu kỳ chuyên sâu VFX, đồ họa 3D, creative/ copywriter, marketing SEO và quản ký nhân sự.
Dù là livestream tuyển dụng nhân sự nhưng 2 sếp của công ty là CEO Hoàng Dũng và Giám đốc chi nhánh Hà Nội, chị Trần Thu Hương, cũng xuất hiện. Họ là một trong những “khách mời” quan trọng của buổi live tuyển dụng nhân sự qua mạng. Bởi lẽ, nếu chỉ một mình Đỗ Hằng xuất hiện, nhiều người sẽ đặt câu hỏi về tính chuyên nghiệp cũng như uy tín và độ tin cậy của buổi livestream.
Hình thức livestream tuyển dụng của công ty này được tổ chức dưới hình thức talkshow truyền hình, chứ không dừng lại ở một buổi live một người ngồi nói chuyện với điện thoại và vòng đèn chiếu sáng.
Bên cạnh tổ chức live, phía công ty còn gắn link trang tuyển dụng ở phần miêu tả của video, cho những ai đang thật sự quan tâm và muốn nộp hồ sơ sau khi theo dõi nội dung talkshow đang diễn ra. Khi giới thiệu đến những vị trí tuyển dụng, editor đã để mã QR lên màn hình để ứng viên có thể quẹt và đến trang tuyển dụng trong vòng một giây, nếu cảm thấy hứng thú với những thông tin như văn hóa công ty, lộ trình thăng tiến theo quản lý hoặc phúc lợi mà ban lãnh đạo nêu trong lúc livestream.
Như một cách để khiến các ứng viên cảm thấy công ty có một môi trường làm việc tốt, Đỗ Hằng cũng chia sẻ thêm về trải nghiệm thực tế của mình trong quá trình làm việc tại công ty, chứ không đơn thuần dẫn dắt buổi live.
“Tôi nghĩ điều này giúp tăng tính chân thực cho việc tuyển dụng, vốn là một trong những rào cản khi sử dụng phương pháp tuyển dụng mới. Phương pháp này cũng giúp giảm chi phí tuyển dụng, tăng tính hiệu quả và tạo mối quan hệ gắn kết với ứng viên”, Đỗ Hằng nói.
Một buổi livestream có 5-6 ứng viên phù hợp đã là thành công
Nếu những nhà tuyển dụng truyền thống e ngại việc livestream, cho rằng người tuyển dụng không cần kỹ năng live để tuyển người, thì có một ngách rất hợp với hình thức tuyển dụng tân tạo này chính là tuyển talent (nhân tài) livestream.
Buổi livestream của công ty tìm kiếm talent với host là bạn Dương Tú Vy là một buổi live rất sống động. Với gương mặt sáng tạo thiện cảm và tính cách sôi nổi, hướng ngoại, cô nàng dễ dàng thu hút được người xem. Trong phiên live, Tú Vy luôn bật những bài nhạc sôi động để tạo không khí vui tươi, thân thiện và nhiều năng lượng.
Công ty của Tú Vy hoạt động chuyên về TikTok livestream, phim ngắn, video ngắn, âm nhạc và các lĩnh vực tương tự. Vy cho biết, công ty lập hẳn một kênh TikTok chuyên về tuyển dụng các vị trí liên quan đến livestream như tuyển MC, talent, đối tác KOC, KOL và nhân sự vận hành livestream.
Sau khi ngân nga một đoạn bài hát tình yêu để tạo không khí, Tú Vy chuyển sang phần khám kênh TikTok. Lượt view tăng từ 50 đến gần 200 view và bình luận nhảy liên tục để ứng tuyển vị trí talent livestream. Ban đầu, Vy nói rằng tất cả mọi người muốn ứng tuyển có thể nhấn theo dõi kênh, gửi hình ảnh, CV công việc và kinh nghiệm, bên công ty sẽ có một bộ phận để check tất cả những hồ sơ vì trên livestream, vì có thể Vy không check được hết. Sau khi nói ra yêu cầu cho talent chính là gương mặt sáng, có tài lẻ, có khả năng nói chuyện trước ống kính, Vy lần lượt check từng hồ sơ TikTok để tìm người phù hợp tiến đến bước phỏng vấn.
Với những hồ sơ chưa phù hợp, đăng ít hoặc không lộ mặt, cô nàng khéo léo nói rằng “Cảm ơn [tên kênh TikTok] đã tham gia.” Vài hồ sơ khác có ngoại hình, cô nàng khen xinh và thả tim cho chủ kênh. Một số kênh có lượt view cao, chủ kênh biết hát, biết nhảy và gương mặt ưa nhìn, làm review skincare được cô nàng mời liên hệ để phỏng vấn. Một TikToker flex nhẹ kinh nghiệm live 3 năm và biết tiếng Trung cũng được Vy mời phỏng vấn sau khi check kênh.
Để đảm bảo luật lao động, Vy cũng từ chối khéo những kênh TikTok mà người dùng còn dưới vị thành niên. Ngoài ra, host cũng không quên tương tác với người xem, như nhờ chủ kênh Thần số học check giúp ngày sinh của mình. Một số bình luận muốn ứng tuyển làm vệ sĩ, người yêu được Vy cười tươi từ chối khéo.
Cô nàng cũng chia sẻ thêm về nghề livestream: Đây không phải là một công việc đơn giản, không dành cho người chưa có kinh nghiệm vì khi live phải nói chuyện liên tục, phải tự tin và hoạt ngôn để thu hút người xem..
Dẫu vậy, trong một buổi live ngắn khoảng một tiếng mà Vy đã thu hút được tầm 5,6 talent nộp hồ sơ phỏng vấn là đã quá hiệu quả rồi.
Ứng viên nghĩ gì khi “các sếp" lên livestream tuyển dụng?
Livestream tuyển dụng là một “đại dương xanh”, mức độ cạnh tranh chưa nhiều nên các công ty sẽ dễ dàng hút được một lượng lớn nhân sự trẻ, sáng tạo về phía mình.
Về điều này, Đức Nguyễn, senior IT, 28 tuổi, thể hiện quan điểm: “Vì đây là một kênh tuyển dụng mới, điều quan trọng nhất là nhà tuyển dụng phải thể hiện độ chân thực để tạo sự tin tưởng đối với ứng viên.”
Mạnh Tuấn, nhân viên Vận hành Chứng từ, 28 tuổi, cũng ủng hộ ý tưởng này. Tuấn cho rằng phương pháp sáng tạo này dễ tiếp cận cho cả công ty lẫn người lao động.
Chị Thanh Nguyễn, 27 tuổi, chủ kênh TikTok với 96,3 nghìn lượt follower, chia sẻ quan điểm rằng livestream giúp nhà tuyển dụng tương tác trực tiếp với ứng viên mà không bị giới hạn về khoảng thời gian, không gian và địa điểm.
Phương pháp nào mới lạ ban đầu cũng sẽ có những thách thức, vậy vai trò của người tuyển dụng là định hướng người dùng, khiến họ thay đổi hành vi, giúp ứng viên làm quen với mô hình tuyển dụng mới này.
Theo dữ liệu thống kê toàn cầu, TikTok là ứng dụng được Gen Z ưu tải xuống nhiều nhất với 3.5 tỷ lượt tải xuống vào năm 2023. Trung bình mỗi người dùng dành gần một tiếng trên nền tảng này. Vì vậy, sẽ là phí phạm nếu các công ty không tận dụng TikTok để tuyển dụng.
Các công ty có sẵn kênh TikTok nhiều lượt theo dõi có thể đặt ra một bài đăng để thu thập những thắc mắc thường được hỏi nhất, rồi tổ chức một buổi live để giải đáp. Bộ phận nhân sự có thể tận dụng những nhân viên hoạt ngôn, vui tính để host buổi live.
Một ý tưởng hay là các lead team nên tham gia trực tiếp vào các buổi livestream tuyển dụng nhân sự thay vì thuê host ngoài hoặc để một mình HR tự biên tự diễn. Vì suy cho cùng, họ chính là những người hiểu rõ nhất về văn hoá công ty, mối tương quan giữa sếp và cấp dưới, chia sẻ phúc lợi và lương bổng để thu hút sự chú ý của các ứng viên và tăng tính chân thực.
Phụ nữ mới