60 vẫn "flex", CEO Dh Foods khiến giới trẻ nể phục: Cấp 1 đã là học sinh giỏi toán, 3 lần khởi nghiệp lỗ to và cái kết
Ông Dũng cho biết bản thân đã trải qua 4 lần khởi nghiệp, trong đó có đến 3 lần thất bại.
- 18-07-2023Chỉ mất đúng 6 tiếng để viết bài luận, nữ sinh 2005 xinh như hot girl ở Nghệ An ẵm trọn học bổng toàn phần trị giá 1,4 tỷ đồng
- 18-07-2023Tỷ phú “huyền thoại” làng game online Trung Quốc: Đánh đổi cuộc hôn nhân vì sự nghiệp, để lại khối tài sản 75 nghìn tỷ đồng cho ái nữ độc nhất
- 18-07-2023Chân dung nhân sự trẻ gây ám ảnh cả đời cho sếp, giỏi đến mấy cũng không thuê
- 18-07-202313 tuổi đỗ đại học, là niềm hy vọng của cả làng nhưng 38 tuổi đột ngột xuất gia, 15 năm sau hoàn tục mới tiết lộ những điều bất ngờ
- 18-07-2023Những cao thủ kiếm tiền đang lặng lẽ làm 5 điều: Định cho THỜI GIAN một cái giá, không làm những việc có giá trị thấp hơn đơn giá đó!
Trào lưu "flex" hiện đang phủ sóng trên nhiều nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Nhóm "Flex đến hơi thở cuối cùng" thậm chí tăng hơn 900 nghìn thành viên chỉ trong vòng một tuần. Dạo một vòng trong nhóm, không khó để tìm thấy những thành tích đáng nể của nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Ông Nguyễn Trung Dũng (CEO Dh Foods) không đứng ngoài xu thế. Vị doanh nhân 60 tuổi khiến mọi người nể phục vì những thành tích "không phải dạng vừa" của mình. Cụ thể, CEO Dh Foods có viết:
Flex chút về ông già khởi nghiệp
Cấp 1 thi học sinh giỏi toán toàn miền Bắc .
Cấp 2 thi học sinh giỏi toán toàn miền Bắc (VN đã thống nhất nhưng chưa tổ chức thi chung 2 miền).
Cấp 3 thi học sinh giỏi toán toàn quốc.
Được học bổng đi học Poland ngành IT.
Tốt nghiệp ở lại Poland.
Năm 1990 khởi nghiệp lần đầu năm 28 tuổi.
Năm 1992 khởi nghiệp lần 2 khi tròn 30 tuổi.
Năm 2007 khởi nghiệp lần 3 năm 45 tuổi.
2010 quay về VN sau 30 năm.
2012 khởi nghiệp lần 4 năm 50 tuổi.
Và là lần khởi nghiệp thành công nhất và vui nhất.
Giờ mới nghiệm ra khởi nghiệp là hành trình chứ không phải đích đến.
Khởi nghiệp lần đầu: Mất tiền, mất bạn
CEO Dh Foods từng có hơn 30 năm sống ở Ba Lan, nếm trải thành công và thất bại ở xứ người. Quá trình khởi nghiệp của ông kéo dài hơn 3 thập kỷ ở Ba Lan. Ông Trung Dũng cho biết, lần đầu tiên khởi nghiệp là sau khi tốt nghiệp đại học và cũng thất bại… lần đầu.
Năm 1990, 5 chàng trai vừa tốt nghiệp Đại học tại Ba Lan rủ nhau khởi nghiệp. Ông Trung Dũng tạm gọi là A, B, C, D, E, trong đó D là bản thân ông. Đây là nhóm bạn thân thời đại học, nghỉ hè cùng nhau, nghỉ lễ cùng nhau, đá bóng cùng nhau và làm nhiều thứ khác cũng nhau.
Bạn A đã cưới vợ và có giấy tờ cư trú tại Ba Lan nên có thể mở công ty, trong khi 4 người còn lại chưa có giấy tờ. Nhóm bạn bàn nhau mở quán ăn, quầy kinh doanh "tả pí lù" ở một số trung tâm thương mại tại Gdansk. Vì chỉ A có giấy tờ nên bạn A đứng ra mở công ty, 4 người còn lại trên giấy tờ là nhân viên công ty, còn theo thỏa thuận là cổ đông, tầm 20% mỗi người (có khác chút về tỷ lệ nhưng không đáng kể).
Vì là nhóm bạn thân nên tất cả đều nghĩ khởi nghiệp cũng như cuộc vui tiếp tục thời đại học, không phân chia rõ ràng, không ràng buộc bằng văn bản. Tuy nhiên sau này, vì có mâu thuẫn nên ông Dũng và người bạn của mình đã không tìm được tiếng nói chung, kết quả là ông rời khỏi công ty.
CEO Dh Foods trải lòng, ở lần đầu khởi nghiệp, ông vừa thất bại đau đớn, vừa mất bạn. Ngoài ra, ông còn nợ đối tác Việt Nam một khoản tiền lớn.
Khởi nghiệp lần hai vẫn vấp phải sai lầm cũ
Cuối năm 1992, sau lần khởi nghiệp lần đầu với thất bại nặng nề, ông Trung Dũng (CEO Dh Foods hiện tại) ôm đống nợ quay về thành phố từng học đại học và khởi nghiệp lại lần nữa. Với chút tiền ít ỏi cùng số hàng có được, ông thuê 1 nhà kho nhỏ khoảng 80m2, lập công ty mới, đăng ký thương hiệu mới và bắt đầu lại từ đầu.
Ông là người mang mì ăn liền Việt Nam đi chào các cửa hàng trên chiếc xe ô tô con cóc. Hành trang ông mang theo là chiếc ấm đun nước siêu tốc, bát ô, thìa, dĩa...
Ban đầu, ông Dũng bị khá nhiều khách hàng từ chối vì họ không biết mì ăn liền là gì. Ông tiếp tục tới các cửa hàng khác rồi hôm sau quay lại chào hàng. Có cửa hàng từ chối ông 10 lần, sau thấy ông kiên trì nên cuối cùng đồng ý cho ký gửi. Sau này cửa hàng đó trở thành một trong những cửa hàng bán tốt nhất của ông.
Trong 1 lần đi công tác, ông Dũng gặp lại người bạn cũ ở lần khởi nghiệp đầu tiên và 2 người nối lại quan hệ. Khi công việc tiến triển tốt, nhiều người bạn tìm đến công ty đề nghị hợp tác. Điểm chung của những người này đều là bạn nhậu, bạn đá banh...
Một lần nữa mâu thuẫn xảy ra. Đến lúc này, ông cảm thấy không còn hứng thú với công việc, hàng ngày không muốn đi làm. Ông thấy bản thân không đủ dũng khí để thay đổi quyết liệt… và nhiều vấn đề nữa. Năm 2002, khi tròn 40 tuổi, ông nhận được lời đề nghị mua lại công ty từ một vị đại gia ở Đông Âu. Sau một buổi đàm phán, ông Dũng chốt bán kèm điều kiện là các bạn của ông vẫn được duy trì hợp đồng phân phối với các điều kiện đã ký.
Ở lần thứ 2 khởi nghiệp, Nguyễn Trung Dũng kiếm được rất nhiều tiền nhưng lại mất đi một số bạn bè, coi như thất bại.
Khởi nghiệp lần 3 thất bại vì quá nhiều tiền
Nghỉ ngơi một thời gian, đi lang thang du lịch các nước, ông nhận ra sản phẩm thức ăn chế biến sẵn đang phát triển tại Thái Lan, Nhật Bản, Ba Lan chưa ai làm. Năm 2007, ông Dũng xắn tay khởi nghiệp lần 3 với tâm thế của một người có tiền. Ông không ngờ rằng, chính lần khởi nghiệp này đã khiến ông mất trắng.
Vốn lớn, ông Dũng nhanh chóng đầu tư nhà máy thức ăn chế biến sẵn dành cho nhân viên văn phòng và bà nội trợ bận rộn. Sản phẩm nhanh chóng được đón nhận, ông tự tin đẩy mạnh đầu tư sản phẩm mới và mở rộng thị trường.
Tuy nhiên, một năm sau, kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Điều này đồng nghĩa công ty của ông mất dần thị trường. Thay vì rút lui, ông đã không ngừng “bơm tiền” đầu tư thêm và kết quả là mất sạch tài sản đã đầu tư xây dựng từ lần khởi nghiệp thứ 2.
Năm 2010 ông quyết định xách vali về Việt Nam. Nguyễn Trung Dũng khi đó làm việc tại Công ty Vifon do người bạn khởi nghiệp lần đầu đang sở hữu cổ phần chi phối. Quãng thời gian 2 năm đã đủ để ông “quy hoạch” lại nhân sự, bộ máy hoạt động, đưa công ty này từ doanh thu 700 tỷ đồng đến tăng trưởng gấp đôi. Cũng chính nền tảng xây dựng tại Vifon cũng là bàn đạp cho ông trong lần khởi nghiệp lần 4 tại quê hương.
50 tuổi mới khởi nghiệp thành công
Khi về Việt Nam, ông thấy các sản phẩm gia vị tuổi thơ đã thay đổi nhiều. Rất nhiều sản phẩm dùng phẩm màu, chất bảo quản nhân tạo và hương liệu. Chính các phụ gia “hiện đại” đó làm mất đi mùi vị mộc mạc, tự nhiên của các món ăn đã gắn liền với tuổi thơ.
Trong những lần đi công tác từ Bắc đến Nam, ông nhận thấy một điều thú vị là ở Việt Nam thì vùng nào cũng có các gia vị đặc sản mang nét đặc trưng của vùng đất ấy, trải dài mấy ngàn cây số từ Hà Giang đến Cà Mau nhưng chưa được bán rộng rãi, chủ yếu vẫn là kinh doanh nhỏ lẻ, chưa có công ty lớn trong nước nào làm chuyên về gia vị. Chính những điều đó đã thôi thúc ông Dũng khởi nghiệp lần nữa với thương hiệu Dh Foods vào năm 2012, khi tròn 50 tuổi.
Suốt 4 năm đầu tiên kinh doanh, Dh Foods gặp thua lỗ. Khách hàng chê màu sản phẩm không đẹp, sản phẩm vón cục vì làm gia vị không hóa chất. “Nếu không có kinh nghiệm, nhiều người sẽ dễ bỏ cuộc”, ông Dũng chia sẻ.
Đi con đường riêng, tìm những sản phẩm ngách của thị trường đã giúp Dh Foods tồn tại đến ngày hôm nay. Không chỉ vậy, doanh số cứ tăng mỗi ngày.
Hiện ước mơ của ông Nguyễn Trung Dũng đã dần thành hiện thực khi Dh Foods đã sản xuất được rất nhiều sản phẩm gia vị từ các vùng miền Bắc - Trung - Nam, cung cấp cho hầu hết các siêu thị tại Việt Nam và xuất khẩu đi rất nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Úc, Mỹ, Anh, Đức, Nga.
Tổng hợp
Nhịp sống thị trường