CEO May 10: Khách hàng nước ngoài nói "Bây giờ đến cưới cũng online, họp online nốt thì ai mặc veston với sơ mi?"
"Thời xưa các cụ còn vừa chiến đấu vừa sản xuất, thì không có lý do gì mà một con virus bé xíu như Covid-19 có thể ảnh hưởng đến văn hóa May 10" - ông Thân Đức Việt, CEO May 10 khẳng định tại Diễn đàn Tái thiết kinh tế trong bối cảnh mới từ góc độ Văn hóa kinh doanh ngày 8/11.
- 08-11-2020GlobalData dự báo tăng trưởng ngành xây dựng 2020 của Việt Nam đạt 5,5%
- 08-11-2020Chuyên gia kinh tế nói gì về cơ hội M&A tại Việt Nam hậu Covid-19?
- 08-11-2020Nỗi niềm chất lượng hàng Việt
"Có lẽ, đại dịch Covid-19 vừa rồi là một trong những dấu mốc ấn tượng nhất trong suốt 74 năm hình thành và phát triển May 10. Không chỉ với May 10, mà với cả ngành dệt may và chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, thì đây là một trường hợp chưa có tiền lệ" - ông Thân Đức Việt, CEO May 10 cho biết.
May 10, cũng như các doanh nghiệp may khác, vào tháng 2 đã bị đứt hoàn toàn kết nối với nguồn cung. Trong ngành dệt may, May 10 hiện có khoảng 66 khách hàng trên hơn 100 quốc gia và khoảng 600 nhà cung cấp trên toàn cầu trong đó có nhiều nhà cung cấp lớn ở Trung Quốc. Thông thường, để 12.000 cán bộ công nhân có việc làm, công ty phải lo nguyên phụ liệu trước khoảng 3 tháng. Khi Trung Quốc bị ảnh hưởng đại dịch và đóng cửa sản xuất, nguồn nguyên liệu của chúng tôi gần như đứt hoàn toàn.
Cuối tháng 2, đầu tháng 3 có nguyên liệu, May 10 tiếp đối mặt với cú sốc thứ hai: cầu từ các nước châu Âu, Nhật Bản và Mỹ dừng đột ngột từ ngày 16/3. Đây có lẽ là một trong những tác động mà chưa có tiền lệ và khó khăn nhất đối với May 10 trong nhiều năm qua. Covid-19 có thể ảnh hưởng tới 50-70% doanh thu của liên quan đến sản phẩm truyền thống là veston và áo sơ mi.
"Khách hàng nước ngoài nói với tôi: "Bây giờ đến cưới cũng online, họp online nốt thì ai mặc veston với sơ mi?" - Điều đó tác động ghê gớm đến cầu hàng hóa của sản phẩm may mặc của May 10" - ông Việt chia sẻ.
Tuy nhiên, với nền tảng trưởng thành trong chiến đấu qua 4 thế hệ từ năm 1946, trải qua hai cuộc kháng chiến và được rèn dũa trong quân đội (trước đây May 10 thuộc Cục Quân nhu của Tổng cục Hậu cần), công ty luôn duy trì nền tảng văn hóa trưởng thành trong việc khó.
Để duy trì sản xuất, giữ được công ăn việc làm cho lao động, May 10 nhận bất cứ mặt hàng gì có thể đưa vào máy may. Từ tháng 2/2020, công ty đã bắt đầu có ý tưởng sản xuất khẩu trang thay thế các mặt hàng truyền thống. Tới tháng 3/2020, May 10 quyết định đầu tư máy móc và đến tháng 4/2020 đã có hàng khẩu trang đưa ra thị trường.
Đến nay, May 10 vẫn đang tìm mọi cách để tái cấu trúc lại hoạt động sản xuất, dù có những sản phẩm trước đây không phải là thế mạnh.
"Thời xưa các cụ còn vừa chiến đấu vừa sản xuất, thì không có lý do gì mà một con virus bé xíu như Covid-19 có thể ảnh hưởng đến văn hóa May 10" - ông Việt khẳng định. "Trưởng thành trong quân đội, nhưng chúng tôi không chỉ hướng tới mục tiêu chính trị, mà thực hiện song song hai mục tiêu vừa kinh tế vừa chính trị. Trong giai đoạn dịch vừa rồi thì trở thành hai mục tiêu là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế".
Chúng tôi là sử dụng rất nhiều group online. Cá nhân tôi, với mục tiêu làm việc với toàn cầu, tôi sử dụng rất nhiều ứng dụng chat để chỉ đạo công tác điều hành công tác "thực chiến". Mọi vấn đề phải giải quyết nhanh, tốc độ. Có dịch chúng tôi vẫn tổ chức chào cờ, nhưng đeo khẩu trang và đứng giãn cách. Chúng tôi tuyên truyền cho người lao động: Chống dịch không chỉ cho công ty mà cho chính gia đình họ và cộng đồng
"Nếu cứ chờ đến khi Covid-19 bị triệt tiêu hoàn toàn mới tính đến câu chuyện tái thiết của có lẽ là quá muộn. Thời buổi công nghệ 4.0 như hiện nay, mọi thứ đều tính bằng tốc độ. Chúng tôi còn nói đùa năm nay Covid-19 làm khẩu trang, năm sau có dịch nấm đầu chắc chúng tôi cũng may mũ" - ông Việt chia sẻ.