MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CEO Mekong Capital: Các tập đoàn quốc tế “đang thất thế” bởi các công ty trong nước

Theo Chris Freund, CEO Mekong Capital trong hầu hết các lĩnh vực ông chưa thấy các công ty nước ngoài nào chiếm mất thị phần của các công ty trong nước.Thậm chí, trong một số ngành các tập đoàn quốc tế dường như đang mất dần thị phần cho các công ty trong nước.

Làn sóng xâm nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngoại trên nhiều lĩnh vực như bán lẻ, thức uống, thực phẩm…đang gây lo ngại về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, cũng như giáp tiếp tác động đến các quỹ đầu tư vào Việt Nam khi có thể họ sẽ không thể tìm ra các doanh nghiệp tốt để đầu tư. Biển hiện đầu tiên là trong thời gia qua, số lượng các quỹ đầu tư thành công trong việc huy động vốn đầu tư vào Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ, ví dụ quỹ đầu tư vào công ty chưa niêm yết Mekong Capital đã huy động khá thành công quỹ thứ ba (MEF III) với quy mô 112 triệu USD. Điều này phản ánh vẫn có những nhà đầu tư nước ngoài đặt niềm tin vào thị trường Việt Nam, với kì vọng suất sinh lợi ở một số công ty sẽ bù đắp lại những rủi ro nhất định như lạm phát, tiền đồng mất giá….

Theo đánh giá của một số chuyên gia quốc tế, Việt Nam cùng với Indonesia sẽ là một trong nhữn đích đến của dòng vốn đầu tư tư nhân trong năm nay, nhất là trong các lĩnh vực tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, các sản phẩm công nghệ.

Tuy vậy, thách thức cho dòng vốn đầu tư này không phải là nhỏ khi tăng trưởng của nền kinh tế được dự đoán sẽ thấp hơn so với kì vọng (6,3% so với 6,8%) do một số lĩnh vực, nhất là nông nghiệp và xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn. NDH đã cuộc trò chuyện với Ông Chris Freund, Tổng giám đốc Mekong Capital về triển vọng và thách thức cho dòng vốn đầu tư private equity trong năm nay.

Theo Ông, vì sao dòng vốn private equity lại nóng lên ngay vào các dịp đầu năm?

Tính hấp dẫn của các khoản đầu tư vốn cổ phần tư nhân không có liên quan gì đến thời gian của năm. Tôi không nghĩ rằng thành công trong đầu tư vốn cổ phần tư nhân có bất cứ điều gì liên quan đến thời điểm đầu tư giống như đầu tư vào cổ phiếu niêm yết. Các nhà đầu tư vốn cổ phần tư nhân thường nắm giữ các khoản đầu tư của mình trong vòng 5-8 năm, vì vậy chúng tôi tìm kiếm các công ty có tỷ lệ tăng trưởng dài hạn tốt nhất trong suốt thời gian đầu tư. Theo tôi, điều quan trọng nhất là đầu tư vào các công ty được quản lý tốt, chủ động triển khai áp dụng các thông lệ tốt nhất trong ngành của họ - như các công ty Thế Giới Di Động, Cổng Vàng, Masan Consumer, Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), ICP,…

Một số ý kiến cho rằng, việc tìm được một doanh nghiệp tư nhân đủ tốt và có nhiều tiềm năng vào thời điểm này là không dễ khi ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài xuất hiện và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Mekong Capital suy nghĩ sao về điều này?

Trong hầu hết các lĩnh vực tôi chưa thấy các công ty nước ngoài nào chiếm mất thị phần của các công ty trong nước. Ví dụ như chuỗi nhà hàng lớn nhất hiện nay là Cổng Vàng (Golden Gate) và Huy Vietnam. Chuỗi siêu thị lớn nhất là Co-op mart. Chuỗi bán lẻ điện thoại di động lớn nhất là Thế Giới Di Động. Chuỗi bán lẻ trang sức lớn nhất là Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ). Các công ty dược phẩm lớn nhất là Dược Hậu Giang DHG và Traphaco. Công ty sữa lớn nhất là Vinamilk.

Thậm chí, trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, các tập đoàn quốc tế lâu đời như Unilever, P&G, Coca và Pepsi dường như đang mất dần thị phần cho các công ty trong nước, bởi các công ty trong nước làm tốt hơn trong việc tìm ra các thị trường ngách còn bỏ ngõ và sau đó phát triển nhân rộng nhanh chóng. Hầu hết các khoản đầu tư nước ngoài vẫn đang đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất, nhưng lĩnh vực đó không phải là lĩnh vực mà chúng tôi hiện đang đầu tư bởi vì các công ty trong nước có ít lợi thế cạnh tranh hơn so các công ty nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất.

Hiệu quả đầu tư từ các khoản đầu tư của Mekong Capital hiện như thế nào?

Từ năm 2009, các khoản đầu tư của chúng tôi đã đạt được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng trung bình khoảng 30% mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng này tiếp tục duy trì trong năm 2015, và chúng tôi đang nhắm mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận ròng trung bình 35% cho danh mục đầu tư của mình trong năm 2016. Nhìn chung, càng ngày chúng tôi càng phát triển tốt hơn. Điều này là do các khoản đầu tư của chúng tôi từ năm 2007 có xu hướng tập trung vào các công ty được quản lý tốt hơn các khoản đầu tư trước đó của chúng tôi trong giai đoạn 2002 đến 2006. Và cũng bởi vì chúng tôi đã trở lên hiệu quả hơn rất nhiều trong việc gia tăng giá trị cho các công ty trong danh mục đầu tư của chúng tôi bằng nhiều cách để giúp cho họ tăng trưởng nhanh chóng.

Được biết, quỹ đầu tư MEF III sẽ giải ngân một vài khoản đầu tư mới trong năm nay, xin Ông chia sẻ thêm thông tin về các khoản đầu tư này?

MEF III hiện có một danh sách với nhiều công ty rất tiềm năng để quỹ tiến hành thẩm định đầu tư. Chúng tôi sẽ công bố một số khoản đầu tư mới của chúng tôi sớm nhất khi có thể. Tạm thời, chúng tôi chưa thể công bố rộng rãi.

Trong năm nay, Mekong Capital có dự kiến thoái vốn khỏi các doanh nghiệp nào không? Tỉ suất sinh lợi kì vọng cho từ các khoản đầu tư thoái vốn đó sẽ là bao nhiêu?

Chúng tôi vùa mới hoàn tất thoái vốn khỏi Tập đoàn FPT. Đây là khoản thoái vốn toàn phần thứ 17 của chúng tôi. Trước đây, quỹ Vietnam Azalea Fund của chúng tôi (VAF) là một cổ đông của Công ty Phần mềm FPT, và vài năm trước, quỹ đã chuyển đổi khoản đầu tư đó thành đầu tư vào cổ phiếu của Tập đoàn FPT (khi Công ty Phần mềm FPT sáp nhập vào Tập đoàn). Tỷ lệ hoàn vốn tại thời điểm thoái vốn đạt 1,8 lần (theo đồng đôla Mỹ).

Mới đây, Mekong Capital thông báo sẽ thoái vốn hoàn toàn khỏi Nam Long bởi thời hạn đóng quỹ Vietnam Azalea Fund Limited (VAF) sắp đến (2017). Vậy những khoản đầu tư còn lại trong VAF như Traphaco, PNJ sẽ được thoái vốn vào thời điểm nào?

Tôi không trả lời câu hỏi này vào thời điểm hiện nay vì đây là chiến lược thoái vốn của chúng tôi!

Cảm ơn ông!

Theo Bình Minh

Người đồng hành

Trở lên trên