CEO sàn tiền số hàng đầu cảnh báo: Tiền số sẽ sớm chịu cảnh bị 'đàn áp'!
Mới đây, CEO của 1 sàn giao dịch tiền số hàng đầu cảnh báo rằng, các chính phủ trên khắp thế giới có thể bắt đầu đưa ra lệnh hạn chế sử dụng Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác.
- 13-04-2021Giá Bitcoin lên gần kỷ lục trước thềm “bước ngoặt quan trọng”
- 04-04-2021'Cá mập' Mark Cuban: 'Tôi nắm giữ rất nhiều Bitcoin và Ether, sẽ không bao giờ bán ra!'
Thời gian gần đây, một số quan chức, từ Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho đến Chủ tịch NHTW Châu Âu (ECB) Christine Lagarde, đã phát những tín hiện cảnh báo về việc sử dụng Bitcoin để rửa tiền, tài trợ cho các tổ chức khủng bố và hành động bất hợp pháp khác.
Jesse Powell – CEO của sàn giao dịch tiền số Kraken, chia sẻ với CNBC trong một cuộc phỏng vấn: "Tôi cho rằng lệnh hạn chế sắp được đưa ra."
Tiền số đồng loạt tăng giá trong thời gian gần đây, khi Bitcoin chạm mức cao kỷ lục là hơn 61.000 USD vào tháng trước. Tuần trước, Bitcoin giao dịch quanh mức khoảng 60.105 USD.
Kraken là sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ 4 thế giới tính theo khối lượng giao dịch. Theo CNBC, công ty này hiện đang cân nhắc IPO thông qua hình thức niêm yết trực tiếp, tương tự như Coinbas, vào năm tới, sau khi đạt khối lượng giao dịch kỷ lục trong quý đầu tiên năm 2021.
Dự kiến, Coinbase sẽ "lên sàn" vào ngày 14/4 và mức định giá có thể lên tới 100 tỷ USD – cao hơn nhiều công ty điều hành các sàn giao dịch lớn như Intercontinental Exchange (chủ sở hữu sàn NYSE). Các nhà đầu tư tiền số hiện đang rất hào hứng trước việc một công ty tiền số ra mắt thị trường chứng khoán. Đây được coi là cột mốc quan trọng đối với ngành này sau nhiều năm hứng chịu sự hoài nghi từ Phố Wall và các nhà quản lý.
Tuy nhiên, giám đốc của Kraken cho rằng tình trạng không chắc chắn về quy định đối với tiền điện tử sẽ chưa được giải quyết trong thời gian sớm. Một quy tắc về chống rửa tiền gần đây cho chính phủ Mỹ đề xuất sẽ yêu cầu những người nắm giữ tiền số trong ví kỹ thuật số cá nhân sẽ phải kiểm tra danh tính, nếu thực hiện các giao dịch từ 3.000 USD trở lên.
Jesse Powell cho hay: "Quy định như vậy có thể thực sự gây ảnh hưởng đến tiền điện tử và use case (sự tương tác giữa người dùng bên ngoài và hệ thống) ban đầu – vốn giúp các dịch vụ tài chính dễ tiếp cận hơn với mọi người."
Các đồng tiền số như Bitcoin thường có liên quan đến những hành vi bất hợp pháp, do người giao dịch với đồng tiền này đều sử dụng "bí danh". Cụ thể, bạn có thể biết nơi tiền đang được gửi đi, nhưng không biết ai đã gửi hoặc nhận.
Trong khi đó, có những dấu hiệu cho thấy rằng việc sử dụng tiền điện tử cho các mục đích bất hợp pháp có thể đang giảm xuốgn. Theo công ty phân tích blockhcian Chainalysis, hành động bất hợp pháp chỉ chiếm 0,34% tổng khối lượng giao dịch tiền điệnt ử vào năm ngoái. Con số này giảm khoảng 2% so với 1 năm trước.
Powell cho biết: "Tôi hy vọng các cơ quan quản lý của Mỹ và quốc tế không có quan điểm quá chặt chẽ về vấn đền này. Một số quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc, đang đánh giá rất cao tiền số và có quan điểm dài hạn."
Vị giám đốc điều hành của Kraken nói thêm, ông nhận thấy Mỹ đang đi chậm hơn so với các quốc gia khác và dễ bị ảnh hưởng bởi các hệ thống truyền thống, tức là các ngân hàng. Các nhà băng có thể sẽ ‘thua cuộc’ khi tiền điện tử trở thành một yếu tố quan trọng."
Powell cho hay: "Tôi cũng nghĩ rằng hiện tại có thể đã quá muộn. Có lẽ ‘vị thần đèn’ đã bước ra khỏi cái chai và việc nỗ lực hạn chế giao dịch tiền số chỉ khiến lĩnh vực này trở nên hấp dẫn hơn. Việc này chỉ cho thấy rằng chính phủ coi tiền số là một giải pháp thay thế ưu việt cho đồng tiền tệ của họ."
Hiện tại, Mỹ không phải là quốc gia duy nhất đang cân nhắc về những quy tắc nghiêm ngặt với tiền điện tử. Ví dụ, tại Ấn Độ, chính phủ đang xem xét dự luật cấm giao dịch tiền số và phạt bất kỳ ai nắm giữ hoặc giao dịch tiền số.