MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CEO ShareCar: “Ai nói chém thì nói, tôi thấy việc đầu tư vào VATO là hợp lý. Một mình VATO thì không thắng được nhưng Phương Trang hậu thuẫn thì sẽ thắng”

19-04-2018 - 17:56 PM | Doanh nghiệp

Khi Phương Trang đầu tư 100 triệu vào startup “made in Việt Nam” VIVU, một ứng dụng đặt xe công nghệ, và đổi tên thành VATO, đã có nhiều ý kiến xung quanh thương vụ này. Người ủng hộ, người tỏ ra nghi ngờ bởi Grab, đối thủ nặng ký của VATO, vừa mua Uber và đang chiếm thế thượng phong tại thị trường Việt Nam.

Trao đổi với chúng tôi, anh Lê Mai Tùng, CEO của ShareCar, Share Car for Ads, một ứng dụng cùng ngành đã có nhiều chia sẻ về thương vụ này.

CEO ShareCar: “Ai nói chém thì nói, tôi thấy việc đầu tư vào VATO là hợp lý. Một mình VATO thì không thắng được nhưng Phương Trang hậu thuẫn thì sẽ thắng” - Ảnh 1.

Anh Lê Mai Tùng, CEO của ShareCar, Share Car for Ads.

Trong phần đầu cuộc nói chuyện, anh Tùng nhắc đến Go-Jek, startup kỳ lân (tỷ USD) của Indonesia, niềm tự hào của giới công nghệ Indonesia.

Những nhà đầu tư lớn như Google, Tencent… đang là những hậu phương vững chắc cho Go-Jek. Mới đây, Go-Jek được định giá 5 tỷ USD, thấp hơn 1 tỷ USD so với Grab.

Chỉ sau vài tháng Go-Jek ra app thì đã được định giá 1,5 tỷ USD. Một nhà đầu tư đã bỏ ra 300 triệu USD để mua 20% cổ phần của Go-Jek năm 2015.

"Câu hỏi vì sao Go-Jek mới ra app mà lại được định giá 1,5 tỷ đô cứ theo tôi trong một thời gian dài. Và sau đó, tôi đã có câu trả lời. Go-Jek tăng trưởng kinh hoàng với cả hệ sinh thái như đặt xe, giao hàng, giao đồ ăn, rửa xe, vệ sinh nhà cửa…. Và càng tăng trưởng mạnh thì càng lỗ", anh Tùng nói.

CEO ShareCar: “Ai nói chém thì nói, tôi thấy việc đầu tư vào VATO là hợp lý. Một mình VATO thì không thắng được nhưng Phương Trang hậu thuẫn thì sẽ thắng” - Ảnh 2.

Hệ sinh thái của Go-Jek, từ xe ôm công nghệ đến đi chợ, mua thuốc, gửi hàng, mua vé, vệ sinh...

Anh nhận định rằng Go-Jek đã có tầm nhìn rất thông minh. Ngay từ đầu họ đã có ý đồ trở thành ví điện tử nhưng họ đi bằng con đường tạo thói quen cho người sử dụng các dịch vụ trên app trước. Khi người dùng sử dụng app hàng ngày, từ gọi xe, đặt đồ ăn, đặt giao hàng, đặt mát-xa và có thói quen tiêu tiền trên app, thì việc thêm vô đó 1 cái ví điện tử không có gì là khó khăn.

“Phương Trang đang học bài của Go-Jek, dựa trên nền tảng sẵn có. Phương Trang có cả hệ sinh thái, trải dọc khắp miền Nam. Ai đã từng đi xe Phương Trang lên Đà Lạt, sẽ thấy dịch vụ của họ rất tử tế. Họ có nhà chờ xe, có bất động sản, có hệ thống xe, có bến bãi, có lượng người dùng lớn và sắp tới còn mở cả cửa hàng tiện lợi… Phương Trang cũng nhắm vào thanh toán điện tử và ví điện tử, đúng bài của Go-Jek”, anh Tùng nói về lợi thế của VATO.

"Ai cười, ai nói chém thì chém nhưng tôi thấy việc Phương Trang đầu tư vào VIVU là hợp lý"

“Ai cười, nói thương vụ là chém thì nói, nhưng tôi thấy vụ đầu tư là hợp lý. Đây là thời điểm vàng để VATO có thể phát triển được”, startup Lê Mai Tùng nhận định.

Vì sao đây là thời điểm vàng cho VATO?

Thứ nhất, theo anh Tùng, một khi đã tận dụng hệ sinh thái thì Phương Trang rất mạnh. Họ có từ bến bãi, xe, nhà chờ, các bến xe rải rác khắp miền Nam, bất động sản, giao hàng… Nếu giờ tận dụng được thời điểm rất lợi thế. Rồi tiếp đến, họ sẽ mở cửa hàng tiện lợi nữa để “trói” khách hàng. Nếu giờ theo kiểu áp dụng combo, chẳng hạn như đặt của VATO sẽ giảm một nửa giá chẳng hạn thì không có lý do gì mà khách không đặt. Vì khi xuống khỏi xe khách Phương Trang, không đặt VATO, họ cũng sẽ phải đặt một app khác. Trong khi đó, combo vừa được giảm giá, vừa có xe chờ sẵn rồi, không cần đặt.

Nhắc đến lý do thứ hai, anh Tùng nói rằng dư luận thường nghiêng về kẻ yếu hơn, đặc biệt đó là thương hiệu Việt. Do đó, cần tranh thủ thời điểm này.

“Một mình VATO thì không thắng được nhưng Phương Trang hậu thuẫn thì sẽ thắng”, anh Tùng bày tỏ. Tuy nhiên, VATO của Phương Trang và VIVU phải làm nhiều điều.

Đúng thời điểm đó nhưng cũng nhiều bất lợi. Nếu không làm được điều sau, thì VATO khó lòng giành được thị trường

Đầu tiên, anh Tùng cho rằng, phải giải bài toán kỹ thuật, app và hệ thống phía back-end (hệ thống kỹ thuật phía sau trên server) của VATO phải “ngon lành cành đào” trước đã. Nếu app dở, bị lỗi, chậm, người dùng không đủ kiên nhẫn sẽ bỏ đi.

Thứ hai, là giải bài toán con gà và quả trứng, đặc biệt là phía tài xế. Người dùng vô thử mà không có tài xế thì họ sẽ nản và bỏ. Luôn phải có 1 nhóm tài xế đủ gần những nơi khách đặt xe

Thứ ba, cần tranh thủ sự ủng hộ của người Việt dành cho thương hiệu Việt bằng các chiến lược truyền thông, kết hợp liên kết với những đối tác tốt. Chẳng hạn như kéo Zalo vào cùng. Người dùng Zalo thì được giảm bao nhiêu % của VATO.

Thứ tư, Phương Trang, Thành Bưởi là những thương hiệu mà người Việt tin dùng, bởi họ tin vào sự tử tế của Phương Trang, Thành Bưởi. Nay mang văn hóa của Phương Trang vào VATO là người Việt sẽ tin dùng.

Theo Thế Trần

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên