MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CEO TPBank: CAR hiện trên 13%, có thể chia cổ tức bằng cổ phiếu tăng vốn

17-10-2021 - 18:48 PM | Tài chính - ngân hàng

Bên lề buổi công bố hoàn thành Basel III, ông Nguyễn Hưng, CEO TPBank trao đổi một số vấn đề xoay quanh những tiêu chuẩn mới của hiệp ước vốn này. Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng Basel III, TPBank cũng sẽ cần cân đối nguồn vốn và đáp ứng hệ số an toàn cao hơn phần còn lại của hệ thống.

- Khác biệt lớn nhất cua Basel II và Basel III, thưa ông?

- Basel III đòi hỏi cao hơn và có nhiều chuẩn mực mới như quy định tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ vốn ổn định ròng. Ngân hàng cũng cần tính đến rủi ro đối tác và tính chất lượng tín dụng. Các tiêu chí mới đòi hỏi việc tính toán phức tạp và vốn tự có, cấp 1 cấp 2 cao hơn. Do đó phần dự trữ của vốn ngân hàng và sự tham gia vốn cổ đông cũng cao hơn.

Mặt khác, những tiêu chí trên cũng tăng tinh minh bạch, tính bên vững của và sự chống chịu của ngân hàng với rủi ro bất kỳ. Với phần dự phòng phản chu kỳ trước biến động tăng giảm kinh tế, ngân hàng cũng sẽ có nguồn dự phòng vốn nhất định.

- Việc đáp ứng Hiệp ước Basel III có ý nghĩa ra sao hoạt động của TPBank, thưa ông?

- Với chuẩn mực cao hơn, ngân hàng sẽ phải thường xuyên định kỳ công bố thông tin và các chỉ số, giúp thị trường nắm vững hoạt động ngân hàng, nội bộ cũng phải làm chuẩn mực, đáp ứng thông tin của Basel III.

TPBank cũng sẽ cần cân đối nguồn vốn, đánh giá hoạt động rủi ro. Hoạt động đầu tư kinh doanh và danh mục cụ thể cũng phải đáp ứng tiêu chuản Basel III. Điều này cũng tạo áp lực lớn tới hoạt động của ngân hàng.

CEO TPBank: CAR hiện trên 13%, có thể chia cổ tức bằng cổ phiếu tăng vốn - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hưng, CEO TPBank - ngân hàng đầu tiên đáp ứng Basel III. Ảnh: TPBank.

Với Basel III, việc đánh giá khoản nợ và trích dự phòng cho khoản nợ đó, sẽ cao hơn so với Basel II. Đơn cử, tỷ lệ an toàn vốn với Bassel II tối thiểu là 8% nhưng Basel III là 12,5%. Do đó ngân hàng phải chuẩn bị năng lực tài chính tốt hơn, kinh doanh đủ hiệu quả. Thực tế, sau khi hoàn thành tăng vốn từ phát hành riêng lẻ vừa qua, CAR của TPBank đạt 13,6%, cao hơn mức tiêu chuẩn của Basel III và Basel II. Vốn tự có của ngân hàng khoảng 26.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc sớm tuân thủ bộ tiêu chí này sẽ nâng cao vị thế và giúp ngân hàng tiếp cận đối tác nước ngoài thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nâng cao tính minh bạch, công tác quản trị rủi ro tài chính, quản trị nội bộ và phát triển bền vững.

- Liệu hoàn thành Basel III, ngân hàng có thể kỳ vọng nới room tín dụng?

- Chúng tôi triển khai Basel III không nhắm riêng tới tăng trưởng tín dụng. Lâu nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đánh giá rất cao chất lượng tài sản và tình hình tài chính của TPBank. Đây là lý do vì sao ngân hàng được cấp hạn mức tín dụng cao nhất thị trường vừa qua. Tuân thủ Basel III là định hướng lâu dài của ngân hàng.

Tuy nhiên, việc tuân thủ Basel III cũng là chỉ báo, để NHNN có thể thấy được một ngân hàng hoạt động minh bạch, theo tiêu chuẩn quốc tế. Một khi ngân hàng đạt được các tiêu chuẩn khắt khe, điều này cũng minh chứng cho việc ngân hàng hoạt động ổn định, và tạo tin tưởng cho NHNN để cấp phép các hoạt động của ngân hàng.

- Basel III yêu cầu tiêu chuẩn vốn cao hơn, ngân hàng sẽ xây dựng lộ trình tăng vốn như thế nào?

- Với yêu cầu vốn của Basel III, một mặt ngân hàng sẽ cần giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, có thể vẫn sẽ chia cổ tức cho cổ đông. Việc để lại lợi nhuận đương nhiên sẽ tốt cho cả cổ đông và ngân hàng.

Bên cạnh đó, không loại trừ trường hợp khi tăng trưởng cao về tài sản va dư nợ, ngân hàng chắc chắn phải tăng thêm vốn, có thể phát hành riêng lẻ hoặc phát hành cho đông hiên hữu. Việc này sẽ được HĐQT thu xếp.

Định kỳ, HĐQT sẽ xây dựng dự báo nhu cầu vốn trong 3-5 năm và năm liền kề. Ví dụ, dựa trên tăng trưởng tín dụng và tăng tài sản có rủi ro sẽ xác định lượng vốn yêu cầu. Trên cơ sở đó, HĐQT sẽ tính toán phương án tăng vốn tùy phương án.

Phương án tăng vốn đơn giản nhất là từ lợi nhuận để lại. Bên cạnh đó, khi thị trường thuận lợi hay phát hành cho cổ đông hiện hữu hoặc riêng lẻ sẽ dễ hơn, nhưng cũng cần cân đối việc pha loãng cổ phiếu.

Trong tương lai, tôi kỳ vọng cơ quan quản lý có thể sẽ theo hướng là khi tổ chức tín dụng tiếp cận được các tiêu chuẩn theo quy định chuẩn mực quốc tế, hệ số an toàn vốn cao, sẽ không cần dùng biện pháp hành chính, cấp hạn mức tín dụng như hiện nay.

- Xin cảm ơn ông.

Theo Lê Hải

NDH

Trở lên trên