CEO Uber: Từ cậu bé 18 tuổi gõ cửa từng nhà để tiếp thị bán dao đến tỷ phú nổi danh khắp thế giới
Ít ai biết, người đứng đầu Uber - công ty kinh doanh mạng lưới giao thông vận tải và taxi dựa trên ứng dụng lớn nhất thế giới hiện nay - từng có ước mơ trở thành điệp viên khi còn là một đứa trẻ.
- 08-05-2017Tổng thống đắc cử trẻ nhất nước Pháp nói về người duy nhất dám phê bình ông: "Nếu không có cô ấy, tôi không phải là tôi"
- 08-05-2017Gu thời trang trẻ trung giúp vợ hơn 24 tuổi tự tin khi sánh đôi cùng Tổng thống đắc cử Emmanuel Macron
- 07-05-2017Học cách cha tỷ phú Elon Musk dạy con trở thành doanh nhân thành đạt
Tám năm trước, Travis Kalanick chính là người khởi động Ubercab ở San Francisco. Tính đến thời điểm hiện tại, Uber đã mở rộng hoạt động đến gần 600 thành phố trên toàn thế giới, ước tính trị giá hơn 70 tỷ USD. Travis Kalanick cũng trở thành một trong những CEO tỷ phú nắm giữ khối tài sản khổng lồ với hơn 6 tỷ USD. Trước khi có được vị trí như ngày hôm nay, vị tỷ phú 40 tuổi đã có một tuổi thơ vô cùng thú vị.
Bị bạn bắt nạt vẫn trở thành học sinh suất sắc
Giám đốc điều hành của Uber, Travis Kalanick là người gốc Northridge, California, vùng ngoại ô bang Los Angeles. Không giống với nhiều CEO khác, khi còn là một đứa trẻ Travis Kalanick luôn có ước mơ trở thành gián điệp, một công việc chẳng liên quan gì đến kinh doanh và công nghệ.
Thời còn đi học, cậu bé Travis Kalanick cũng thường xuyên bị bạn học bắt nạt. Mặc dù vậy, Travis vẫn là học sinh xuất sắc của trường, đạt nhiều thành tích tốt và giỏi thể thao, nhất là môn điền kinh và bóng đá.
Lần đầu tiên Travis kinh doanh là năm 18 tuổi. Travis đã đến gõ cửa từng nhà trong các khu phố để tiếp thị bán dao. Sau đó, ông quyết định theo học khóa tiếp thị kinh doanh, giống như mẹ ông – một nhà quảng cáo bán lẻ.
Không ít lần "nếm mùi" thất bại
Giống nhiều vị tỷ phú tự thân lập nghiệp khác, Travis cũng từng bỏ học vào năm 1998 để đến UCLA nghiên cứu máy tính. Ông làm việc cho Scour, một công ty chuyên về công cụ tìm kiếm trực tuyến cùng với bạn học Michael Todd và Vince Busam. Tuy nhiên, việc làm ăn không được suôn sẻ khiến công ty này bị phá sản và phải bồi thường 250 tỷ USD.
Travis Kalanick và các cộng sự của ông khi còn làm việc ở Scour.net
Không nản lòng vì thất bại, Travis khởi nghiệp lại với một công ty phần mềm mạng Red Swoosh. Phần mềm Red Swoosh cho phép người dùng đăng tải và chia sẻ tệp tin đa phương tiện với kích thước lớn lên mạng xã hôi. Tuy nhiên, Travis lại một lần nữa đụng độ với nhà đồng sáng lập Scour Michael Todd và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán khiến công ty này cũng không thể thoát khỏi tình trạng nợ nần.
Năm 2007, Travis đã bán Red Swoosh cho Akamai với giá 23 triệu USD và trở thành triệu phú dù công việc không được thành công như mong đợi. Những năm đầu tiên trở thành triệu phú, Travis đã dành nhiều thời gian đi du lịch khắp nơi trên thế giới, từ Tây Ba Nha đến Hy Lạp, Pháp…
Bắt đầu khởi nghiệp lại với Uber và trở thành tỷ phú thế giới
Vị CEO này lần đầu tiên nghe được ý tưởng xây dựng Uber khi tham dự hội nghị LeWeb vào năm 2008. Ông đã nghĩ đến cách phát triển ứng dụng di động kết nối giữa hành khách và lái xe đơn giản, hiệu quả nhất có thể.
Các nhà sáng lập Garett Camp, Oscar Salazar và Conrad Whelan đã xây dựng phiên bản Uber đầu tiên, còn Travis Kalanick chính là cố vấn chiến lược trước khi trở thành nhà lãnh đạo đứng đầu Ubercab.
Đầu năm 2010, Ubercab được ra mắt tại San Francisco. Nguồn vốn ban đầu của Uber chỉ có 1,25 triệu USD, phụ thuộc hoàn toàn vào quỹ First Round Capital của tỷ phú Chris Sacca, một người bạn thân thiết của Travis. Travis nắm giữ chức vụ giám đốc điều hành của Uber từ cuối năm 2010.
Sau trụ sở chính ở San Francisco, Uber nhanh chóng mở rộng dịch vụ đến các bang khác ở Hoa Kỳ và nhiều thành phố trên thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của Uber đã đưa Travis Kalanick lọt vào danh sách 400 người giàu có nhất nước Mỹ với giá trị tài sản ròng ước tính hơn 6 tỷ USD.
Cũng trong năm 2015, Travis Kalanick cho triển khai kế hoạch sản xuất xe hơi tự lái. Đây là dự án tâm huyết của vị CEO này và ông cũng tin rằng tương lai của Uber sẽ phụ thuộc vào nó, cho dù có thể sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm xe tự lái của "ông lớn" Google.
“Nếu chúng ta không tiên phong trong việc làm mới thì những người khác sẽ thực hiện trước, tung ra nhưng sản phẩm xe có chất lượng rẻ hơn. Vậy thì, Uber sẽ không còn trở thành ưu tiên nữa”, Travis chia sẻ với Business Insider.
Tuy gặt hái được nhiều thành công nhưng CEO Uber lại được biết đến là người khá thiếu thận trọng và kiêu ngạo. Travis Kalanick cho biết khi bế tắc ông thường tìm đến tỷ phú Chris Sacca để xin lời khuyên. Và cũng chính Chris Sacca là người đã tư vấn cho Travis cách giải quyết những vụ bê bối gần đây của Uber.
Bussiness Insider