MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CEO VNF: Giao dịch hàng hóa là kênh đầu tư tiềm năng bên cạnh chứng khoán

16-06-2020 - 19:30 PM | Doanh nghiệp giới thiệu

Với nhiều sản phẩm đầu tư hấp dẫn, giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục và thời gian hoạt động liên tục gần như 24h, giao dịch hàng hóa là kênh đầu tư tiềm năng được Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam phát triển từ giữa năm 2018.

Giao dịch hàng hóa là gì?

Giao dịch hàng hóa là việc mua và bán các hàng hóa như dầu khí, kim loại (bạc/platinum), ca cao, cà phê, lúa mì, đậu nành, đường… thông qua các hợp đồng như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng chênh lệch.

Tại Việt Nam, giao dịch hàng hóa là kênh đầu tư hợp pháp, được quản lý bởi Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).

Được thành lập từ năm 2019, công ty cổ phần Giao dịch Hàng hóa VNF là thành viên kinh doanh của MXV. VNF là nhà môi giới giúp các nhà đầu tư tiếp cận với 4 nhóm hàng hóa chính gồm năng lượng, kim loại, nông sản và nguyên liệu công nghiệp thông qua hợp đồng tương lai.

CEO VNF: Giao dịch hàng hóa là kênh đầu tư tiềm năng bên cạnh chứng khoán - Ảnh 1.

Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa VNF

Lợi ích của giao dịch hàng hóa

Theo ông Nguyễn Ngọc Minh - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa VNF, bên cạnh chứng khoán, giao dịch hàng hóa là một kênh đầu tư quen thuộc với các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là với các hàng hóa như dầu thô, ngô, lúa mì và kim loại quý. Tại Việt Nam, giữa lúc các nhà đầu tư đang "khát" thị trường có tính thanh khoản cao, linh hoạt và hấp dẫn thì giao dịch hàng hóa là một trong những cơ hội đầu tư tiềm năng hiện nay.

CEO VNF: Giao dịch hàng hóa là kênh đầu tư tiềm năng bên cạnh chứng khoán - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa VNF

Lý do đầu tiên khiến giao dịch hàng hóa hấp dẫn là cho phép nhà đầu tư mua bán hợp đồng giá trị cao với số vốn khiêm tốn nhờ vào sự hỗ trợ của đòn bẩy tài chính. Nhà đầu tư có thể tận dụng đòn bẩy để gia tăng lợi nhuận mục tiêu khi giao dịch hàng hóa. Đặc biệt, khi giao dịch hàng hóa qua MXV, nhà đầu tư sẽ không tốn bất kỳ chi phí nào khi sử dụng đòn bẩy, hoặc lãi suất qua đêm khi giữ vị thế trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

Một lợi điểm khác khi giao dịch hàng hóa là nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn, do các hợp đồng hàng hóa thường có nhiều biến động ngắn hạn trong ngày, có thể vài giờ, thậm chí là vài phút. Nhà đầu tư có thể tận dụng biến động thị trường để tìm kiếm lợi nhuận với việc giao dịch thường xuyên hơn. Ngoài ra, nếu so sánh với kênh đầu tư chứng khoán chỉ cho phép nhà đầu tư kiếm lợi nhuận khi thị trường đi lên, thì với giao dịch hàng hóa, nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận trên cả hai chiều, khi giá hàng hóa tăng hoặc giá giảm.

Do tính chất liên thông với các sàn giao dịch quốc tế, thời gian giao dịch hàng hóa diễn ra gần như liên tục 24 giờ các ngày trong tuần và được giới đầu tư gọi là "market never sleep" (trong khi thị trường chứng khoán chỉ hoạt động trong thời gian hành chính). Việc này giúp các nhà đầu tư dễ dàng tham gia giao dịch kiếm lợi nhuận vào bất cứ lúc nào.

Với các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thế giới, hàng hóa là kênh quan trọng để đa dạng hóa danh mục đầu tư vì giá của hàng hóa có xu hướng đi ngược với kênh đầu tư truyền thống là chứng khoán. Cùng với đó, theo thời gian, nhu cầu với một số mặt hàng hóa càng ngày càng tăng cao theo sự gia tăng dân số toàn cầu. Nhu cầu sản phẩm hàng hóa là yếu tố quan trọng quyết định giá hợp đồng tương lai, do đó, cơ hội tăng trưởng của một số hợp đồng hàng hóa rất đáng kể. Việc nắm giữ các hợp đồng hàng hóa trở thành một lựa chọn khôn ngoan của nhà đầu tư hiện đại.

Một lợi thế khác khi giao dịch hàng hóa là đặc tính chống mất giá của kênh đầu tư này. Khi nền kinh tế lạm phát, các kênh đầu tư như chứng khoán hoặc trái phiếu trở nên kém hấp dẫn hơn do lãi suất hoặc lợi tức không theo kịp lạm phát. Trong khi đó, giá cả hàng hóa và dịch vụ đều tăng trong thời gian lạm phát, giá trị của hàng hóa nguyên liệu đầu vào sẽ tự động tăng lên và vì thế, giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa mang lại lợi thế lớn hơn bao giờ hết cho nhà đầu tư.

CEO VNF: Giao dịch hàng hóa là kênh đầu tư tiềm năng bên cạnh chứng khoán - Ảnh 3.

Thị trường hàng hóa Việt Nam liên thông với thị trường quốc tế

Sự khác biệt giữa đầu tư hàng hóa và cổ phiếu

Có một số khác biệt giữa hàng hóa và cổ phiếu, cả về tài sản và về cách thức giao dịch.

CEO VNF: Giao dịch hàng hóa là kênh đầu tư tiềm năng bên cạnh chứng khoán - Ảnh 4.

"Giao dịch hàng hóa là kênh đầu tư có tính toàn cầu, thanh khoản cao và có nhiều điểm hấp dẫn. Tôi tin rằng, trong tương lai đây sẽ là nơi thu hút dòng vốn đầu tư tiềm năng bên cạnh thị trường chứng khoán", ông Nguyễn Ngọc Minh, CEO VNF cho biết.

CEO VNF: Giao dịch hàng hóa là kênh đầu tư tiềm năng bên cạnh chứng khoán - Ảnh 5.

VNF hiện là thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Liên hệ giao dịch hàng hóa:

Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa VNF

Hotline: 0889 07 08 09

Email: support@ivnf.vn

Đăng ký: https://www.ivnf.vn/hang-hoa-phai-sinh

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên