CEO VNG Cloud: Sai lầm của rất nhiều bạn trẻ khi xin việc là MUỐN nhiều quá - Công việc tốt, Môi trường tốt, Sếp tốt; các bạn chỉ nên muốn MỘT thứ thôi – Được nhận việc
"Tôi thấy sai lầm của rất nhiều bạn trẻ là muốn rất nhiều thứ, nhưng cuối cùng các bạn khó tìm việc lắm", CEO VNG Cloud nói sau khi nghe một sinh viên 21 tuổi chia sẻ về công việc mong muốn đầu đời.
- 30-01-2021Nhà đầu tư được mệnh danh là "Warren Buffett của Nhật Bản": Bí quyết để thành công, giàu có và hạnh phúc trong cuộc sống chỉ gói gọn trong 1 từ này
- 30-01-2021"Nam chính" trong chuỗi TV show về giới siêu giàu của Netflix: Người từng rơi xuống đáy xã hội bỗng lột xác, bước vào giới thượng lưu với khối tài sản khổng lồ
- 29-01-2021“Chúng tôi sẽ sản xuất được điện rẻ như cho, chỉ có người giàu mới thắp nến”: Câu chuyện kinh điển về tầm nhìn của nhà phát minh vĩ đại Edison và bài học người muốn làm giàu phải biết
"Để quyết định đầu quân vào một công ty, em sẽ cân nhắc các yếu tố như văn hóa công ty thế nào, lộ trình phát triển ra sao? Sâu hơn, với công việc đầu tiên, em muốn người sếp đầu tiên của mình là một người truyền cảm hứng và có thể giúp đỡ em", Lương Kỷ Linh – chàng sinh viên 21 tuổi khoa Quản trị Kinh doanh - ĐH Kinh tế TPHCM – trải lòng trên chương trình "Cơ Hội Cho Ai? – Whose Chance?" tập 13.
Tuy là sinh viên, Kỷ Linh đã tham gia nhiều cuộc thi và đạt thành tích cao như: Quán quân chương trình HR Expert 2020, Á quân cuộc thi I-Factor 2019. Ngoài ra, anh chàng còn nhận nhiều học bổng như Học bổng SEED (Canada) năm 2019, học bổng ASEAN trong Thế giới Ngày nay năm 2020.
"Em là một người có sẵn năng lực, nhưng nếu có một người sếp tốt, em sẽ đi dài hơn", Linh nói.
"Tóm lại, các bạn sẽ muốn Văn hóa tốt, Công việc tốt, Môi trường tốt, Sếp tốt?", CEO VNG Cloud Vũ Minh Trí hỏi lại.
Các bạn trẻ mới ra trường nên tìm kiếm một thứ, chỉ MỘT thứ thôi - "được làm", được nhận việc
"Sếp tốt em định nghĩa là có thể hướng dẫn nhân viên thay vì không quá hỗ trợ nhân viên trong quá trình làm việc", Linh giải thích.
Vị sếp từng giữ cương vị CEO Microsoft Việt Nam nhắn nhủ: "Nếu phải cho một lời khuyên, thì tôi thấy sai lầm của rất nhiều bạn trẻ là MUỐN rất nhiều thứ, nhưng cuối cùng các bạn khó tìm việc lắm".
"Ngay cả khi các bạn được lựa chọn, tâm lý của các bạn là không hài lòng với công việc ấy. Vì "trong một loạt thứ liệt kê ra thì em chỉ đạt được có một thứ à". Còn sếp của các bạn tuyển dụng các bạn vào cũng không hài lòng, vì người ta cũng muốn rất nhiều thứ, nhưng các bạn lại không có thứ nào hết".
Ông Trí cho rằng, các bạn trẻ mới ra trường nên tìm kiếm một thứ, chỉ MỘT thứ thôi, là "được làm", được nhận việc.
"Nếu được làm rồi thì bạn sẽ có cơ hội được học, học được nhiều thứ lắm: Học người sếp ấy có tốt hay không, nếu không tốt thì sẽ làm gì? Học môi trường đó có tốt không, không tốt thì mình làm gì? Từ đó hòa nhập tốt, để tính sinh tồn của mình tăng cao hơn", ông Trí nhắn nhủ.
Đồng tình với ông Trí, Chủ tịch HĐQT Elise Lưu Nga cho rằng các bạn trẻ trả lời rất lan man mà quên một điều rằng khi ra trường điều mình cần duy nhất là được làm việc.
"Làm việc có nghĩa là mình được học hỏi, cọ xát. Đấy là giá trị của các em", sếp Nga nói.
"Tất cả các sếp ngồi đây nếu nhìn lại chặng đường mới ra trường, các sếp khó có thể nói rằng ngày hôm nay các sếp sẽ là CEO của các tập đoàn lớn, bởi lúc ấy, các sếp chỉ có một ước mơ duy nhất là được làm việc".
"Bất kỳ bạn trẻ nào cũng phải có định hướng trong cuộc sống của mình, rồi sau đó từng bước thực hiện và đi trên định hướng đó. Chỉ có điều, đừng ước mơ gì quá xa vời. Hãy trực diện, hãy đơn giản với mỗi cơ hội trong cuộc đời mình có! Hãy làm thật tốt để hết cơ hội này sẽ mở ra cho mình những cơ hội khác", MC Thành Trung nhắn nhủ.
Doanh nghiệp và Tiếp thị