“Cha đẻ” Amazon thưởng 120 triệu đồng cho mỗi nhân viên nghỉ việc vì 1 lý do, cả đời theo đuổi các thói quen “quái dị”
Tỷ phú Jeff Bezos luôn đưa ra những quyết định hay ho, thú vị trong sự nghiệp của mình. Đó cũng là lời giải thích cho sự thành công của “cha đẻ” Amazon.
- 20-10-2023Vợ cũ Jeff Bezos dùng 1 hành động thay đổi cuộc sống hàng triệu người: Tận dụng "quyền lực ngầm" theo cách tinh tế nhất
- 27-09-2023Cựu giúp việc của tỷ phú Jeff Bezos tiết lộ sự thật khi phục vụ giới siêu giàu: Nhận lương khủng nhưng phải đáp ứng loạt "yêu sách" kỳ lạ
- 15-08-2023BST của tỷ phú Jeff Bezos có thêm biệt thự trị giá 68 triệu USD trên hòn đảo "hầm trú ẩn tỷ phú" – nơi giới siêu giàu tìm về nghỉ dưỡng
Nhắc tới Jeff Bezos, người ta nghĩ ngay tới 1 tỷ phú nổi tiếng thế giới. Ông đã gây dựng và phát triển đứa con tinh thần mang tên Amazon rất nhiều năm trước và tới nay vẫn là vị tỷ phú quen mặt với nhiều người.
Để có được thành công lâu dài, người sáng lập Amazon không chỉ tài giỏi, khéo léo mà còn có những kế hoạch, thói quen thú vị. Dù thường xuyên đưa ra những quyết định táo bạo, thậm chí là độc lạ nhưng Jeff Bezos luôn có lý do cụ thể.
Một trong những quyết định lạ lùng nhất của tỷ phú 6x là thưởng tiền cho nhân viên nghỉ việc. Trong thư gửi tới các cổ đông, ông Jeff Bezos nói rằng sẽ gửi tiền cho nhân viên thôi việc, số tiền có thể lên đến 5.000 USD (120 triệu đồng). Thoạt đầu khi nghe qua, ai cũng nghĩ đây là cách làm khó hiểu của gã khổng lồ công nghệ.
Thế nhưng thực tế, tỷ phú Jeff Bezos mong muốn sẽ tìm ra và giữ lại những nhân viên thực sự muốn gắn bó và phù hợp với môi trường làm việc của công ty. Ông cho rằng những người không muốn gắn bó dù có được công ty giữ cũng sẽ không làm việc hiệu quả.
Tuy vậy, tỷ phú gã khổng lồ công nghệ vẫn mong muốn có nhiều người chọn gắn bó cùng công ty. “Mục tiêu của chúng tôi là muốn mọi nhân viên có thể nhìn nhận lại quyết định của mình 1 chút” - Jeff Bezos giải thích về mục đích của mình. Vì những lý do trên, “cha đẻ” Amazon không ngại chi tiền để thưởng cho nhân viên quyết định nghỉ việc.
Để gây dựng 1 đế chế công nghệ nổi đình nổi đám thế giới, bản thân tỷ phú Jeff Bezos luôn có những quyết định khác người, đi ngược với số đông. Ông thường suy tính 1 vấn đề rất lâu, thậm chí là trong 3 năm và đưa ra 1 số quyết định. Chia sẻ về cách làm việc này, vị tỷ phú bộc bạch: “CEO cấp cao được trả tiền để đưa ra 1 số quyết định giúp tập thể vững mạnh hơn. Và tôi chỉ đưa ra 3 quyết định thông minh 1 ngày là đủ”.
Điều ít người làm được giống như Jeff Bezos còn nằm ở việc ông nhận toàn bộ thư khiếu nại và thậm chí còn trả lời lại những bức thư này. Địa chỉ mail khiếu nại được công khai và mọi khách hàng đều có thể phản hồi về chất lượng với “cha đẻ” Amazon. Chia sẻ về việc này, tỷ phú giàu có nổi tiếng hành tinh cho rằng mỗi ngày ông đều dành thời gian để đọc mail từ khách.
Tuy không thể đọc hết tất cả các mail nhưng tỷ phú Jeff Bezos vẫn chọn lọc các phản hồi tiêu biểu để trả lời. Đối với ông, đây là việc cần làm và cần duy trì để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Khi nhận những đóng góp của khách hàng, ông hiểu được công ty còn thiếu sót ở đâu và tìm cách cải thiện triệt để.
Nhiều người nghĩ rằng ông Jeff Bezos sẽ dành rất nhiều thời gian để làm việc thế nhưng sự thật không phải như vậy. Tỷ phú gần 60 tuổi dành nhiều thời gian cho gia đình, các hoạt động giải trí. Ông thường xuyên mở những cuộc họp vào 10 giờ sáng và giải quyết vào 10 giờ sáng hôm sau.
Thay vì vùi đầu trong công việc và căng thẳng kéo dài, vị tỷ phú này trân trọng chất lượng giấc ngủ và thời gian thư giãn xả stress. Ông đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để có tinh thần và sự tỉnh táo khi làm việc.
Trước khi có sự nghiệp vững chãi như hiện tại, vị tỷ phú 6x đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Ông từng bị cha ruột bỏ rơi, được cha nuôi chăm sóc. Năm 26 tuổi, tỷ phú Jeff Bezos từng khởi nghiệp với người bạn tên Minor nhưng thất bại vì không thể kêu gọi vốn.
Sau đó, ông làm việc cho công ty kinh doanh công nghệ, được ghi nhận năng lực và thăng chức. Sau khi có thêm nhiều kinh nghiệm kinh doanh, ông quyết định “ra riêng” với Amazon, ban đầu là trang web bán sách.
Nhịp sống thị trường