Cha đẻ tên gọi BRICS nói gì khi đồng minh quan trọng của Mỹ xin gia nhập nhóm?
Một quốc gia được mệnh danh là nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới có thể mang lại sức mạnh cho BRICS.
- 22-08-2023Sếp Uber thử làm tài xế, shipper: Thực sự trải nghiệm "nỗi thống khổ" của người lao động
- 22-08-2023Ai sẽ được hưởng lợi nếu khối BRICS mở rộng?
- 22-08-2023Các tuyến hàng hải huyết mạch toàn cầu chật vật vì… thiếu nước: "Đó mới là món khai vị, món chính có thể được dọn ra đầu năm 2024"
Jim O’Neil là một nhà kinh tế học nổi tiếng. Ông chính là cựu chủ tịch của Goldman Sachs Asset Management và cựu Bộ trưởng Tài chính Anh. Ông O’Neill là người đặt tên cho nhóm BRIC bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc vào năm 2001, sau này đổi thành BRICS khi Nam Phi gia nhập vào năm 2010.
Nhà kinh tế học cho biết nếu trong số các quốc gia gia nhập BRICS có Ả Rập Saudi, việc mở rộng khối sẽ mang lại giá trị kinh tế.
Trong cuộc phỏng vấn trên Bloomberg Television hôm 21/8, ông Jim O’Neil cho rằng sự tham gia của Ả Rập Saudi sẽ là một vấn đề khá lớn. Việc mở rộng BRICS lại là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi.
Đã có hơn 20 quốc gia nộp đơn đăng ký tham gia BRICS. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cũng chính thức ủng hộ mục tiêu mở rộng nhóm. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov hồi tháng 6 tuyên bố rằng Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Algeria và Ai Cập đều là những ứng viên tiềm năng.
Trong khi đó, Ả Rập Saudi lại là đồng minh thân cận của Mỹ ở Trung Đông. Quốc gia này còn là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Vì thế, Ả Rập Saudi sẽ giúp gia tăng sức vóc của BRICS, một khi trở thành thành viên.
Song, ông O’Neill đặt ra câu hỏi rằng liệu sau khi gia nhập, quốc gia này có định giá dầu bằng các loại tiền tệ khác thay vì đồng đô la Mỹ hay không.
Mục tiêu chính của BRICS là giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh, bằng cách tăng cường sử dụng tiền tệ của các quốc gia thành viên. Tham vọng dài hạn hơn của nhóm này là cho ra đời một loại tiền tệ chung thách thức đồng đô la. Nhưng Jim O’Neil cho rằng ý tưởng về một đồng tiền chung BRICS sớm thay thế đồng đô la là viển vông.
Ông cũng lưu ý rằng một khối lớn hơn cũng có thể là thách thức trong việc đạt được tiếng nói chung và hướng đến những mục tiêu xa hơn.
Theo Bloomberg
Nhịp Sống Thị Trường