MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cha mẹ khen ngợi theo 3 quy tắc này thì con ngày càng thông minh, hiếu học

18-09-2022 - 06:28 AM | Sống

Khen ngợi là 'vũ khí thần kỳ' giúp trẻ thành công trên con đường đã lựa chọn.

Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ nhận ra rằng, muốn con trở nên xuất sắc, tự tin, cần dành nhiều lời động viên cho con. Những đứa trẻ luôn được cha mẹ khen ngợi sẽ tự tin hơn trong cuộc sống, luôn tràn đầy năng lượng tích cực và không lo ngại trước khó khăn. Lời khen chính là nguồn động viên lớn lao giúp trẻ vượt qua mọi thách thức.

Giáo dục đúng đắn là sự kết hợp giữa khen thưởng và trừng phạt, phê bình nghiêm khắc khi trẻ làm sai nhưng khen ngợi khi trẻ thực hiện tốt. Phương pháp nuôi dạy con rõ ràng sẽ giúp trẻ nhận thức được đâu là điều nên phát huy, đâu là điểm cần sửa chữa.

Cha mẹ khen ngợi theo 3 quy tắc này thì con ngày càng thông minh, hiếu học - Ảnh 1.

Để giúp con phát triển trong tương lai, cha mẹ cần nắm rõ nguyên tắc khi khen ngợi con. (Ảnh minh hoạ)

Nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng khen ngợi sẽ khiến con tự mạn, kiêu ngạo nên từ chối cách giáo dục này. Nhưng trên thực tế, những đứa trẻ kiệt xuất thường được cha mẹ ghi nhận và dành lời khen. Khen ngợi là "vũ khí thần kỳ" giúp trẻ thành công trên con đường đã lựa chọn.

Tuy nhiên, cha mẹ cần biết khen ngợi đúng cách để thúc đẩy trẻ phát triển và làm giảm tính kiêu căng, tự mãn. Cha mẹ cũng hết sức lưu ý nếu khen ngợi giả tạo có thể khiến trẻ trở nên nhạy cảm, thiếu tự tin. Vì vậy, trước khi khen con cần suy nghĩ kỹ. Dưới đây là 3 nguyên tắc khen ngợi mà cha mẹ nên trang bị.

1. Khen ngợi những điều cụ thể, không nói chung chung

Có nhiều bậc cha mẹ thường xuyên khen ngợi con nhưng lại nói những lời chung chung như: "Con thật tuyệt vời!", "Con làm tốt lắm!", "Thế là rất giỏi!",… Đây là những lời khen vô nghĩa, không có giá trị nhiều. Thậm chí, nhiều người còn thể hiện tâm trạng cảm xúc có phần thái quá khi khen con.

Trước lời khen như vậy, đứa trẻ sẽ không có thêm nhiều động lực để phấn đấu, dễ rút lui khi gặp thất bại. Khen ngợi một cách chung chung không có lợi cho sự phát triển mà còn khiến trẻ cảm thấy hụt hẫng. Cha mẹ cần chỉ ra lý do cụ thể khi khen con và nói một cách chân thành nhất. Như vậy, trong tương lai trẻ mới tự tin thực làm nhiều việc tốt để được nhận những lời khen.

Cha mẹ khen ngợi theo 3 quy tắc này thì con ngày càng thông minh, hiếu học - Ảnh 2.

Hãy dành những lời khen cụ thể, đừng nói những lời chung chung. (Ảnh minh hoạ)

2. Khen ngợi trẻ vì những nỗ lực chứ không phải vì kết quả

Kết quả quan trọng hơn hay quá trình quan trọng hơn? Nhiều bậc cha mẹ chỉ nhìn thấy kết quả của con mà bỏ qua quá trình nỗ lực của chúng. Chẳng hạn như khi con được điểm tốt, cha mẹ đừng khen: "Con thật thông minh!" mà nên thay bằng: "Cha mẹ biết con đã rất cố gắng, nỗ lực để có điểm số cao". Với câu nói này, cha mẹ đã ngầm ghi nhận năng lực và sự chăm chỉ của trẻ.

Cha mẹ cần biết rằng, chăm chỉ là điều quan trọng nhất. Dù kết quả không mấy khả thi thì cha mẹ vẫn nên khẳng định sự nỗ lực hết mình của con. Thông điệp được truyền đi qua cách khen ngợi này là: Phải luôn cố gắng với 100% năng lượng, không có chuyện may rủi, dù kết quả không như ý thì cũng rút ra được bài học bổ ích.

Theo các nghiên cứu chỉ ra, những đứa trẻ được khen ngợi vì làm việc chăm chỉ sẽ có nhiều khả năng hoàn thành việc khó trong tương lai. Còn những đứa trẻ chỉ được khen về kết quả thường hình thành quan niệm sai lầm về thắng thua, thậm chí đi chệch hướng để tìm kiếm chiến thắng cuối cùng.

Cha mẹ khen ngợi theo 3 quy tắc này thì con ngày càng thông minh, hiếu học - Ảnh 3.

Hãy khen ngợi trẻ vì những nỗ lực chứ không phải vì kết quả. (Ảnh minh hoạ)

3. Không nên khen về tính cách, nên tập trung vào điều trẻ thực hiện

"Con ngoan quá!", "con thật tốt!",… là những lời khen về nhân cách mà cha mẹ hay dùng. Tuy nhiên, "ngoan" và "tốt" là khái niệm rất khó nhận định, không ai có thể phân biệt chính xác được. Ngoài ra, lời khen kiểu này còn khiến trẻ cảm thấy khó chịu, tạo áp lực vô hình "con ngoan trò giỏi" cho trẻ.

Những đứa trẻ nhận lời khen về nhân cách nhiều sẽ trở nên tự mãn, hình thành tâm lý tự kiêu. Vì vậy, cha mẹ hãy khen ngợi về sự thật, về những việc trẻ làm tốt. Một điều quan trọng cha mẹ cần nhớ là không nên "keo kiệt" lời khen với trẻ.

Sự trưởng thành của con cái không thể tách rời sự đồng hành của cha mẹ. Một trong những cách giúp con phát triển, gặp thuận lợi trong học tập, công việc cũng như trong cuộc sống là nhận được nhiều lời động viên, khen ngợi từ đấng sinh thành.

Theo Ứng Hà Chi

Tổ quốc

Trở lên trên