Cha mẹ Việt "người gào thét, người nuông chiều" con làm việc nhà, hãy xem các nước trên thế giới cha mẹ giao việc cho con thế nào
Cha mẹ ở mỗi nước có một cách dạy con làm việc nhà riêng nên thái độ với việc nhà rất khác nhau. Theo khảo sát, trẻ em Nhật, Mexico... là chăm làm việc nhà nhất còn trẻ em ở Trung Quốc, Anh lại lười làm nhất.
- 14-12-20196 chữ dễ dàng hủy hoại cuộc đời một đứa trẻ, bố mẹ nên biết để không thất bại trong việc dạy con
- 03-12-2019Muốn con thành công và giỏi quản lý thời gian, hãy dạy chúng quy luật "Ăn con ếch đó" của Brian Tracy
- 30-11-2019Muốn con giàu như tỷ phú Warren Buffett thì hãy dạy trẻ điều sau: Chọn bạn mà chơi, ai giỏi hơn mình thì kết thân ngay lập tức
Nhật Bản: Nghệ thuật giám sát của người lớn
Trẻ em Nhật được mong chờ sẽ lớn lên là những người cực kỳ độc lập, tự tin để đến một độ tuổi nhất định sẽ tự đi tàu điện ngầm mà không cần cha mẹ đi cùng, l àm nhiều việc vặt và việc nhà. Trẻ em Nhật từ tuổi lên 5 đã giúp bố mẹ dọn bàn ăn, gấp quần áo. Một số trường học ở Nhật còn yêu cầu học sinh tự làm vệ sinh lớp học, lau sàn lớp, sàn cầu thang, hành lang.
Tây Ban Nha: Luật lao động hợp pháp (tại nhà)
Nếu bạn sống ở Tây Ban Nha, bạn có thể dọa con mình hình phạt đi tù nếu trẻ từ chối làm việc nhà.
Năm 2014, Quốc hội Tây Ban Nha đã soạn thảo một điều luật yêu cầu trẻ em phải làm việc nhà, làm bài tập về nhà, tôn trọng bố mẹ và anh chị em.
Trước đó, năm 2005, Tây Ban Nha đã ra một điều khoản yêu cầu đàn ông phải giúp đỡ vợ việc nhà. Và đó chính là lý do tại sao trẻ em đất nước này thường rên rỉ: "Con đã học được bài học phải làm việc nhà khi quan sát bố".
Anh: Trẻ em lười làm việc nhà
Một báo cáo năm 2016 cho thấy trẻ em Anh quốc là những trẻ giỏi trốn tránh việc nhà nhất thế giới. Chỉ có 47% trẻ em Anh giúp bố mẹ làm việc nhà so với 70% trẻ ở các nước khác.
Canada: Tranh cãi về việc bắt trẻ em làm việc nhà
Việc nhà với trẻ em là chủ đề nóng ở Canada từ mấy năm trước khi các quan chức chính phủ cấm một gia đình ở Saskatchewan không cho con gái của họ từ 8-10 tuổi làm việc ở trang trại của gia đình.
Gia đình này cho rằng những công việc mà các bé làm tại trang trại chế biến thịt gà là những việc vặt, còn chính phủ Canada gọi đó là lao động trẻ em.
Một cuộc khảo sát mới đây, 59% người Canada nghĩ con họ ít làm việc nhà hơn so với bố mẹ thời xưa. Tuy nhiên cũng có tới 82% phụ huynh tham gia khảo sát luôn dùng cụm từ "ngày xưa bố mẹ" khi tay vung gậy để sai con làm việc nhà.
Mexico: Trẻ em ở tuổi từ 6-8 đã làm việc nhà thành thục và chúng làm việc một cách tự nguyện. Các bé gái ở tuổi này đã biết tự giặt quần áo của mình và giúp mẹ giặt cả quần áo cho các em.
Guatemala: Trẻ em từ nhỏ đã biết giúp đỡ bố mẹ làm rất nhiều công việc nhà như: giặt quần áo, nấu ăn, rửa bát. Các bé làm một cách tự nguyện chứ không đợi bố mẹ phải sai bảo.
Kenya: Giúp bố mẹ việc nhà không phải là một lựa chọn
Trẻ em ở Kenya biết giúp bố mẹ rất nhiều việc nhà như nấu ăn, làm đồng và lấy nước – nhiệm vụ này đòi hỏi mỗi ngày mất 4 tiếng đi bộ từ chỗ lấy nước về nhà. Chính vì thế mà nhiều trẻ Kenya không còn thời gian để tới trường đi học.
Ấn Độ: Bé gái làm việc nhà nhiều hơn bé trai
Một nghiên cứu về "Khoảng cách giới" cho thấy đàn ông Ấn Độ ít làm việc nhà nhất thế giới. Báo cáo cho rằng đàn ông Ấn chỉ làm 19 phút việc nhà còn phụ nữ phải làm gấp 15 lần đàn ông – tương đương 298 phút mỗi ngày.
Sự mất cân bằng này đã ảnh hưởng tới cả các bé trai, bé gái. Ở Ấn Độ, các bé trai được kỳ vọng sẽ giúp mang lại thu nhập cho gia đình còn các bé gái sẽ làm việc nhà giúp mẹ như nấu ăn, dọn dẹp.
Trung Quốc: Trẻ em chọn đi học hơn là quét nhà
Đối với người Trung Quốc, công việc nhà từ xưa tới nay được coi là bài tập thể dục về thể chất và tinh thần rất tốt. Nhưng một số người lo ngại rằng Trung Quốc đang dần đối nghịch với Kenya trong vấn đề việc nhà. Trẻ em Trung Quốc không cần làm nhiều việc nhà bởi bố mẹ muốn con tập trung vào việc học.
Mới đây, báo chí rầm rộ đưa tin một thần đồng Trung Quốc Ngụy Vĩnh Khang bị buộc thôi học vì cho đến việc đơn giản nhất là ăn cơm nhưng cậu bé cũng phải có mẹ đút.
Ngụy Vĩnh Khang có thành tích học tập xuất sắc khi 13 tuổi đã thi đỗ đại học, nhưng do cách dạy dỗ không đúng của mẹ, cậu bé đã dần mất đi khả năng tự lập. Mẹ làm hộ Vĩnh Khang mọi việc từ việc chuẩn bị sẵn bàn chải đánh răng, đút ăn, tắm… Đến khi vào đại học, nhà trường yêu cầu cậu phải sống tự lập, tự làm mọi việc cá nhâ thì Vĩnh Khang đã không đủ khả năng và bị buộc phải thôi học.
Helino