Chăm bố 5 năm, thấy di chúc không có tên mình, tôi đưa ông về thẳng nhà họ hàng ở quê nhưng không ai trách tôi một lời
Người phụ nữ Trung Quốc hết lòng chăm sóc bố, còn em trai là người được bố mẹ thiên vị từ nhỏ lại dửng dưng, coi như không phải trách nhiệm của mình.
- 01-09-20241 mình chăm mẹ chồng suốt 10 năm, đến khi bà qua đời, tôi không có tên trong di chúc nhưng lại là người sướng nhất
- 30-08-2024Sau khi sống ở nhà 2 người con và viện dưỡng lão, cụ bà nhận ra ai sẽ có tên trong di chúc thừa kế số tài sản 35 tỷ đồng
- 29-08-2024Cụ bà ở nhà con trai 10 năm, nhưng lại di chúc cho con gái 9 tỷ đồng, con dâu ‘trắng tay’ đâm đơn kiện: Tòa án phán quyết chia lại tài sản?
Sinh ra là con gái cả trong gia đình nông thôn nghèo, từ nhỏ tôi đã cảm nhận được sự thiệt thòi của bản thân so với em trai. Bố mẹ tôi đều có tư tưởng "con gái là con người ta", sớm muộn cũng lấy chồng nên luôn thiên vị em trai, đồ ăn ngon, quần áo đẹp, tôi luôn là người cuối cùng được nhắc đến.
Hết cấp 3, tôi phải đi làm luôn mà không được học đại học vì bố mẹ định kiến con gái không cần học quá nhiều. Tôi đã từng bất mãn, đấu tranh để được đi học vì cho rằng đó là con đường "đổi đời" duy nhất nhưng bố mẹ vẫn luôn gán trách nhiệm "con cả, phải nhường nhịn và hi sinh để lo cho em" lên tôi.
Tiền tôi làm phần lớn đều gửi về gia đình, bố mẹ nói sẽ giữ hộ và trả khi cần. Thế nhưng nếu tôi hỏi đến, họ lại quả quyết số tiền đó sẽ để em trai xây nhà, cưới vợ sau này. Sự chiều chuộng quá mức của bố mẹ khiến em trai sinh thói ỷ lại, coi gia đình là "phao cứu sinh". Đến tuổi trưởng thành, lấy vợ vẫn không chịu ổn định công việc, vài tháng nhảy việc một lần, thường xuyên xin trợ cấp từ chị gái và bố mẹ.
Cho đến 5 năm trước, sau khi mẹ qua đời, bố tôi thường xuyên than đau ốm, cô đơn do tuổi già nên muốn sống cùng con cái. Điều tôi không ngờ đến là em trai thất thẳng thừng từ chối yêu cầu chăm sóc bố, lấy lý do bận rộn và vợ không muốn sống cùng người cao tuổi. Vậy nên dù miễn cưỡng, tôi vẫn đón bố về nhà ở với vợ chồng tôi.
Ban đầu chồng tôi phản đối quyết định này vì chồng luôn cảm thấy gia đình đối xử bất công với tôi. Dù vậy nhưng vẫn không còn cách nào khác, bố đã già yếu nên chúng tôi vẫn tận tình chăm sóc hết mực, đôi lúc phải gạt công việc riêng để lo cho bố. Thời điểm ông bị đột quỵ, tôi gọi điện cho em trai yêu cầu thay phiên nhau chăm sóc, em vẫn nhất quyết từ chối. Em nói chăm bố là "việc khó, chỉ chị gái mới làm được".
Thái độ này khiến tôi cảm thấy chua xót thay bố mẹ, khi không được con trai mà bố mẹ dành nhiều kỳ vọng làm tròn trách nhiệm phụng dưỡng. Ngày bố xuất viện, ông nói lời xin lỗi vì trước kia vì đối xử không tốt với vợ chồng tôi. Tôi và chồng đều nhẹ nhõm và ấm lòng vì nghĩ rằng bố đã thay đổi, trân trọng nỗ lực của chúng tôi suốt 5 năm qua.
Thế nhưng trong một ngày tôi dọn dẹp tủ quần áo của bố, bất ngờ phát hiện di chúc được bố lập lại chỉ có tên em trai. Toàn bộ tiền tiết kiệm, căn nhà cũ đều sẽ sang tên em tôi. Trong khi trước đó tôi hỏi vay bố về tiền tiết kiệm để sửa nhà, cho cháu trai lên thành phố học đại học, ông lại nói không còn tiền vì đã trả hết cho viện phí của mẹ.
Di chúc của bố khiến tôi sững sờ và suy sụp. Tôi nhận ra dù bản thân có hiếu thảo đến đâu thì cũng không thể nào thay đổi được vị trí trong lòng bố so với em trai. Khi tôi hỏi bố về di chúc, ông chỉ giải thích: "Bố thấy vợ chồng con cũng có công việc ổn định, đầy đủ vật chất còn lo được cho bố mấy năm nay trong khi em con chưa có gì trong tay. Bố đã yếu rồi, còn ít tài sản muốn dành hết cho em thôi. Con là chị cả, con phải nhường em".
Thất vọng bao nhiêu năm dồn nén, cảm giác bất lực vì lúc vợ chồng tôi đang khó khăn bố vẫn chỉ nghĩ đến em, tôi gọi điện cho em trai yêu cầu đến đón bố về. Thế nhưng em tôi vẫn dửng dưng như thể không phải trách nhiệm của mình.
Tôi quyết định đưa bố về nhà một người họ hàng ở dưới quê một thời gian, toàn bộ chi phí sinh hoạt tôi vẫn chi trả, chỉ là bản thân không muốn đối mặt với ông thêm nữa. Chồng tôi cũng không phản đối quyết định này, người thân trong gia đình cũng hiểu và động viên tôi. Không ai trách tôi một lời vì họ cũng hiểu tôi đã hi sinh cho gia đình nhiều đến mức nào, nhưng nhận lại chỉ là cách đối xử thiên vị từ bố.
Mong các bậc phụ huynh hiểu được tổn thương tâm lý của những đứa trẻ trưởng thành trong một gia đình có sự đối xử thiên vị. Trên thực tế, dù là con cả hay con thứ đều nên được đối xử bình đẳng và có trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ ngang nhau. Khi đó các mối quan hệ trong gia đình mới có thể hòa thuận, bố mẹ và con cái đều hạnh phúc.
Đời sống Pháp luật