Chăm chỉ giờ không còn là yếu tố "cần", chỉ còn là yếu tố "đủ", biết thay đổi điều này mới có thể trở thành người dẫn đầu
Tư duy sáng tạo, đổi mới sẽ là chìa khóa giúp bạn thành công.
- 10-08-2020Muốn làm giàu phải có phương pháp chuẩn: 5 cách thu hút của cải hiệu quả nhất
- 14-07-2020Không phải năng lực, sự chăm chỉ hay tính toán khôn ngoan, kỹ năng mềm này là thứ nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm!
- 08-05-2020Chăm chỉ thôi chưa đủ, phải biết cách để làm việc thông minh: 6 kỹ năng ai cũng cần có để trở nên nổi bật ở mọi công việc!
Tất cả chúng ta đều đánh giá cao những người làm việc chăm chỉ. Họ là những người hết mình vì công việc, không ngừng học hỏi kiến thức mới để khiến mình trở nên sáng giá hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Họ tự hào vì không bao giờ hài lòng về bản thân và luôn kiên trì, nỗ lực. Khi ai đó nói: "Hãy thử làm lại lần nữa" hoặc "Điều đó rất khó thực hiện", những người chăm chỉ sẽ không vì thế mà bỏ cuộc.
Người chăm chỉ sẵn sàng tiếp thu cái mới và đối với họ dường như không có khái niệm dừng lại. Họ biến mình thành những cỗ máy bền bỉ và tách mình ra khỏi số đông. Nhưng chăm chỉ có thực sự tốt hay nó chỉ là một cách lãng phí tài nguyên? Nếu nhìn theo khía cạnh khác, năng lượng của những người nói trên được đặt không đúng chỗ và nó không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân đó mà còn tác động đến tất cả những người có liên quan.
Câu hỏi đặt ra là: chúng ta có nhận ra khi mình làm việc chăm chỉ không? Bạn gửi đơn yêu cầu đến ba lần những vẫn không nhận được câu trả lời? Bạn đã tìm kiếm thông tin cả ngàn lần trên Google nhưng kết quả vẫn vậy? Bạn nhất quyết theo đuổi công việc trong nhiều tháng liền nhưng không hề gặt hái được bất cứ thành tựu nào đáng kể? Hoặc bạn áp đặt tiêu chuẩn kép và dằn vặt mình vì những thiếu sót của bản thân?
Đây là thời điểm thích hợp để bạn nhìn nhận lại và đặt câu hỏi: "Tôi là người chăm chỉ hay tôi đang làm việc chăm chỉ?"
Có gì khác biệt ở đây?
Có một ranh giới phân định giữa việc đặt ra tiêu chuẩn cao và khả năng không thể đáp ứng được những yêu cầu quá giới hạn, giữa kỳ vọng và mơ mộng. Có một câu nói rất nổi tiếng: "Nếu ước mơ không đủ làm bạn sợ hãi thì nó quá nhỏ bé so với bạn". Những mục tiêu lớn có sức mạnh thôi thúc chúng ta tiến về phía trước. Nhưng những biến động trên suốt hành trình lại làm chúng ta kiệt quệ. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, việc "bị mài mòn" không phải là mục tiêu cuối cùng nếu bạn muốn trở thành người dẫn đầu.
Trong thời đại hiện nay, chăm chỉ cần cù không còn là ưu tiên hàng đầu. Người nắm bắt xu hướng là người biết tạo ra năng suất cao trong khoảng thời gian ngắn. Bây giờ, "cần cù không thể bù thông minh", nó chỉ là một yếu tố giúp bạn vượt xa những đối thủ của mình. Không thể phủ nhận muốn thành công vẫn cần chăm chỉ, nhưng vấn đề là sự chăm chỉ đó mang lại cho bạn bao nhiêu giá trị? Một người sếp lười biếng không thể làm gương cho nhân viên. Nhưng người sếp đó quá chăm chỉ cũng sẽ mang lại áp lực cho cấp dưới đồng thời hạn chế tư duy, tiềm năng của chính họ.
Bill Gates từng nói: "Tôi luôn chọn những người lười biếng làm những việc khó khăn. Bởi vì họ luôn biết cách tìm ra những con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó". Rõ ràng, trong trường hợp này, làm việc chăm chỉ không phải là lợi thế cho bạn!
Thay vì cứ lao đầu vào một công việc, hãy thử dừng lại và suy nghĩ thật kỹ về mục tiêu của bạn. Đừng để bị cuốn theo sự hối hả mà hãy mạnh dạn tách mình ra, tự thiết lập những nguyên tắc cho chính mình.
Trở thành người chăm chỉ
Sẽ có nhiều người hỏi nguyên tắc này khác gì so với "làm việc chăm chỉ"? Sự khác biệt lớn nhất nằm ở kết quả. Người làm việc chăm chỉ sẽ không thể đạt được kết quả gì lớn lao vì họ chỉ đi theo một lối mòn. Còn người chăm chỉ là người biến những thứ có sẵn ra kết quả lớn hơn nhờ sự sáng tạo và khả năng tư duy của mình.
Hãy trở thành người mà bạn luôn ao ước, là sự thay đổi mà bạn muốn thấy. Hãy là người lãnh đạo mà bạn muốn theo đuổi, đặt ra và tuân thủ những quy tắc làm việc của riêng mình, tìm ra con đường ngắn nhất để bước đến thành công. Hãy biến mình thành người khiến người khác muốn hợp tác, chứ không phải là người khiến họ sợ hãi và áp lực.
Hãy đặt ra những nguyên tắc cho riêng mình và chia sẻ phương pháp với những đối tác, cấp dưới của mình. Một số người sẽ không thể bắt kịp ngay khi bắt đầu nhưng không sao cả, hãy trao đổi thẳng thắn thay vì dẫn họ đi theo con đường bất khả thi.
Theo Forbes