MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chấn động lời khai của cựu nhân viên ByteDance: Công ty tham gia ‘kế hoạch toàn cầu’ để đánh cắp nội dung và thu lợi

16-05-2023 - 13:20 PM | Tài chính quốc tế

Chấn động lời khai của cựu nhân viên ByteDance: Công ty tham gia ‘kế hoạch toàn cầu’ để đánh cắp nội dung và thu lợi

Bytedance bị tố “đáp ứng mọi yêu cầu của giới chức” trong việc chia sẻ, nâng cấp hoặc thậm chí xóa nội dung.

Chấn động lời khai của cựu nhân viên ByteDance: Công ty tham gia ‘kế hoạch toàn cầu’ để đánh cắp nội dung và thu lợi - Ảnh 1.

“Trung Quốc có quyền truy cập tối cao vào tất cả dữ liệu do công ty mẹ của TikTok Bytedance nắm giữ, trên các máy chủ ở Mỹ”.

Đây là cáo buộc của Yintao “Roger” Yu, một cựu nhân viên ByteDance, trong lá đơn người này kiện công ty cũ tại tòa án San Francisco. Anh cho biết mình đã làm việc từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 11 năm 2018, với tư cách là trưởng bộ phận kỹ thuật cho các hoạt động tại Mỹ.

Cáo buộc - thứ mà Bytedance liên tục phủ nhận và tuyên bố sẽ kháng cáo – được đưa ra vào đúng thời điểm Mỹ và các quốc gia phương Tây đang xem xét cấm TikTok để bảo vệ người dùng.

Trong một đơn khiếu nại mới được đệ trình vào tuần trước, Yu tuyên bố chính phủ Trung Quốc có một bộ phận chuyên giám sát Bytedance. “Họ duy trì quyền truy cập tối cao vào tất cả dữ liệu của công ty, ngay cả chúng được lưu trữ ở Mỹ”, CNN trích dẫn.

Theo lời kể của Yu, Bytedance đã “đáp ứng các yêu cầu của giới chức” trong việc chia sẻ, nâng cấp hoặc thậm chí xóa nội dung.

Đại diện ByteDance ngay lập tức bác bỏ, đồng thời cho biết Yu chỉ đơn thuần làm việc trên một ứng dụng có tên Flipagram khi còn ở công ty và ứng dụng này đã bị đình chỉ từ lâu vì lý do kinh doanh.

“Chúng tôi có kế hoạch kháng cáo mạnh mẽ với những tuyên bố và cáo buộc vô căn cứ này,” người phát ngôn nói với CNN. “Yu đã làm việc cho ByteDance chưa đầy một năm và công việc của anh ấy đã kết thúc vào tháng 7/2018”.

Báo cáo trước đó về những gì diễn ra sau khi bắt đầu công việc, người đàn ông tên Yu cho rằng Bytedance đã tham gia vào một “kế hoạch toàn cầu” trong nhiều năm để đánh cắp và kiếm lợi từ nội dung của người khác. Kế hoạch này liên quan đến việc sử dụng phần mềm có chủ đích để loại bỏ nội dung của người dùng một cách “có hệ thống” khỏi trang web của đối thủ cạnh tranh, chủ yếu là Instagram và Snapchat. Cựu nhân viên này còn khẳng định mình đang “gặp rắc rối trước những nỗ lực của ByteDance nhằm lách luật và đạo đức”, đồng thời yêu cầu phía công ty cũ bồi thường.

Chấn động lời khai của cựu nhân viên ByteDance: Công ty tham gia ‘kế hoạch toàn cầu’ để đánh cắp nội dung và thu lợi - Ảnh 2.

Bytedance bị tố “đáp ứng mọi yêu cầu của giới chức” trong việc chia sẻ, nâng cấp hoặc thậm chí xóa nội dung.

Đáp lại, đại diện ByteDance cam kết “tôn trọng tài sản trí tuệ của các công ty khác và thu thập dữ liệu đúng theo chính sách toàn cầu”.

Được biết trong 3 năm qua, sự thiếu hụt lòng tin của giới chức DC với TikTok càng thêm sâu sắc, đồng thời kéo theo một loạt các cáo buộc về bảo mật và quyền riêng tư người dùng. Trước đó, 2 nhân viên ở Mỹ và 2 nhân viên ở Trung Quốc đã bị sa thải vì hành vi truy cập trái phép vào dữ liệu của người dùng Mỹ, trong đó có hai nhà báo.

“Niềm tin của công chúng mà chúng ta bỏ nhiều công sức để xây dựng đã bị hủy hoại đáng kể bởi hành vi sai trái từ một số cá nhân”, Liang Rubo, Giám đốc điều hành ByteDance, viết cho nhân viên trong một email nội bộ.

Hiện ứng dụng video ngắn này không được phép xuất hiện trên các thiết bị của nhân viên liên bang, bị chặn bởi hàng chục trường đại học trên cả nước và thậm chí đứng trước rủi ro bị xóa sổ khỏi các cửa hàng ứng dụng Mỹ. Điều này gây áp lực lớn lên Chew, CEO TikTok, sau khi người đàn ông này nhận một loạt những lá thư chỉ trích từ các thượng nghị sĩ Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi tại hội nghị thượng đỉnh DealBook của New York Times vào cuối tháng 11, Chew được hỏi liệu có đang làm việc “theo lệnh của ByteDance hay chính phủ Trung Quốc” hay không. Đáp lại, vị CEO này nói: “Tôi chịu trách nhiệm về tất cả các quyết định chiến lược tại TikTok.”

Chấn động lời khai của cựu nhân viên ByteDance: Công ty tham gia ‘kế hoạch toàn cầu’ để đánh cắp nội dung và thu lợi - Ảnh 3.

CEO ByteDance

Ông nói thêm rằng ByteDance được “tổ chức giống như mọi công ty internet khác”, bao gồm các nhà đầu tư toàn cầu, hội đồng quản trị cổ đông và đại diện nhân viên. “Tôi chịu trách nhiệm về các quyết định tại TikTok,” Chew nhấn mạnh lại, “Tôi cũng phải chịu trách nhiệm trước các cổ đông và hội đồng quản trị nữa”.

Một mực phân trần là vậy, song trong cuộc phỏng vấn mới đây với 7 nhân viên, cựu nhân viên và hơn 60 báo cáo tài liệu, hình ảnh và video từ các trung tâm dữ liệu tiết lộ: TikTok có nhiều lỗ hổng bảo mật. Đây là hệ lụy sau khi ứng dụng này cố gắng tăng dung lượng lưu trữ quá nhanh và đôi khi, đi tắt đón đầu.

Tài liệu cho thấy hoạt động của trung tâm dữ liệu TikTok vẫn gắn liền với hoạt động kinh doanh của ByteDance tại Trung Quốc. Các trung tâm dữ liệu sử dụng máy chủ do Inspur sản xuất, một công ty do Trung Quốc kiểm soát và từng bị Bộ Thương mại Mỹ liệt vào danh sách đen. Các đơn đặt hàng cũng được gửi đến trung tâm dữ liệu bởi Beijing ByteDance Technology - công ty con của ByteDance.

Thượng nghị sĩ Mark Warner, người đã dẫn đầu nỗ lực cấm TikTok của Thượng viện trong những tháng gần đây, cho biết: “Mỗi câu chuyện mới làm dấy lên nhiều lo ngại hơn và cung cấp thêm bằng chứng về việc TikTok không trung thực đối với hoạt động bảo mật dữ liệu của mình”.

Bruce Schneier, một thành viên tại Trung tâm Internet & Công nghệ Berkman Klein Harvard trước đó cũng đã lưu ý về các vấn đề về bảo mật xảy ra trong toàn ngành công nghệ. “Tôi chắc chắn có sơ suất. Giống như bất kỳ công ty công nghệ lớn nào, họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận trong khi bảo mật quá tốn kém”.

Theo: CNN, Forbes




Theo Vũ Anh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên