Chân dung Hoàng tử Ả rập vừa được chọn nối ngôi Ả rập Xê út
Ngày 21/6, vua Ả rập Xê út bất ngờ chọn một trong những người con trai nối ngôi sau khi phế truất Thái tử, động thái gây ra làn sóng bất ngờ khắp đất nước và cả Trung Đông.
- 13-06-2017“Những con bò bay”, vũ khí hiệu quả giúp Qatar chống lại Ả rập Xê út
- 07-06-2017Cuộc khủng hoảng ngoại giao thổi bay nhiều tỷ USD trong Thế giới Ả rập
- 05-06-2017Qatar nhỏ bé "chọc giận" các nước Ả rập: Vì đâu nên nỗi?
- 05-06-2017Giá dầu bật tăng sau cuộc khủng hoảng ngoại giao trong thế giới Ả Rập
- 05-06-2017Vì sao dân Ả rập xài sang thì “ầm ĩ” nhưng làm từ thiện thì lại “âm thầm”?
Hoàng tử Mohammed bin Salman (trái), 31 tuổi, vừa được chọn là người kế nhiệm của Ả rập Xê út sau khi vua Salman bin Abdulaziz Al Saud phế truất người cháu họ - Thái tử Mohammed bin Nayef (phải). Trong suốt thời gian làm Bộ trưởng Quốc phòng, Hoàng tử Mohammed bin Salman được nhiều người biết tới sau quyết định bắt một số quan chức cấp cao của đất nước cũng như theo đuổi đường lối bảo thủ, cứng rắn với các nước như Iran, Qatar và Yemen. Ảnh: Business Insider
Hoàng tử Salman là con lớn của người vợ thứ 3 và là một trong 13 người con của vua Salman. Suốt tuổi thơ và thời thanh niên, Salman không được chú ý quá nhiều trong Hoàng tộc Ả rập Xê út. Ảnh: NY Times
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành luật của Đại học King Saud, Salman làm cố vấn cho cha và đảm trách nhiều cương vị chính thức trong bộ máy. Trong vai trò Bộ trưởng Quốc phòng, Hoàng tử Salman từng có chuyến công du tới Nga và gặp Tổng thống Vladimir Putin cuối tháng 5 vừa qua. Ảnh: NY Times
Trước khi trở thành Thái tử, Hoàng tử Salman đảm trách cương vị Bộ trưởng Quốc phòng và giám sát các vấn đề cải cách kinh tế của đất nước. Ảnh: Al Jazeera
Trong 5 năm qua, Hoàng tử Salman (trái) trở nên nổi tiếng bởi những sách lược kéo Ả rập Xê út khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ, tài nguyên làm nên sự giàu có của đất nước. Ảnh: Business Insider
Hoàng tử này cũng là người đưa ra quyết định can thiệp quân sự vào cuộc nổi dậy ở Yemen, làm bất ổn thêm tình hình ở quốc gia vốn nằm trong khu vực dưới cùng của thế giới bởi nghèo đói và bất ổn. Ảnh: Al Jazeera
Hoàng tử Salman được cho là có quan hệ thân thiết với Tổng thống Mỹ Donald Trump, người có lập trường cứng rắn về các vấn đề của Iran. Ảnh: Al Jazeera
Trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, Hoàng tử Salman cũng đã có cuộc gặp gỡ với người đồng cấp Mỹ James Mattis, nơi ông cáo buộc Iran truyền bá ý thức hệ Shia và cố kiểm soát Thế giới Hồi giáo. Ảnh: Al Jazeera
Việc Hoàng tử Salman trở thành người nối ngôi của Ả rập Xê út khiến các chuyên gia phân tích nghĩ đến những chính sách đối ngoại cứng rắn và hiếu chiến của Ả rập Xê út trong bối cảnh quốc gia này ngày càng củng cố vị thế đối đầu với Iran. Ảnh: BBC
Về đối nội, Hoàng tử Salman thường xuyên nói về cải thiện hệ thống y tế, giáo dục và nhà cửa của đất nước đồng thời tuyên bố sẽ thay thế những nhà lãnh đạo cũ bằng những người trẻ, từng được đào tạo ở phương Tây. Ảnh: BBC
Nếu trở thành Vua, Thái tử Salman sẽ có quyền lực vô hạn trong việc điều hành đất nước, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho những chính sách mà ông theo đuổi khi còn là Hoàng tử. Ảnh: Reuters