MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chân dung người dẫn đầu 11 doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) sang Việt Nam

20-09-2022 - 15:30 PM | Doanh nghiệp

Chân dung người dẫn đầu 11 doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) sang Việt Nam

Ngày 12/9 vừa qua, ông CY Huang, người sáng lập Liên minh Ảnh hưởng Đông Nam Á đã dẫn đầu đoàn 11 doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện cho xe điện của Đài Loan (Trung Quốc) sang làm việc và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Thành phố Hải Phòng. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư đang hoạt động trong các lĩnh vực: điện tử, chế tạo chip

Xin ông vui lòng giới thiệu đôi chút về bản thân với độc giả Việt Nam?

Tôi là CY Huang, một chủ ngân hàng đầu tư/nhà đầu tư mạo hiểm với kinh nghiệm hơn 35 năm trong lĩnh vực này. Tôi lấy bằng MBA tại Đại học Stanford, và tôi cũng đã từng làm việc tại New York, Đài Loan (Trung Quốc), Thượng Hải, Hồng Kông trước đây. Những năm gần đây, ngoài công việc đầu tư ngân hàng, tôi đã dành nhiều thời gian để tham gia và thành lập Liên minh Ảnh hưởng Đông Nam Á (SIA), một tổ chức chuyên giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Chân dung người dẫn đầu 11 doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) sang Việt Nam - Ảnh 1.

Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng

Tại sao ông quyết định thành lập SIA? Mục đích và điểm độc đáo của Liên minh này là gì?

Tôi quyết định thành lập SIA vì hiện nay có rất nhiều công ty Đài Loan (Trung Quốc) đang phải đối mặt với nhiều thay đổi khi thâm nhập thị trường Đông Nam Á. Tôi muốn sử dụng kinh nghiệm và sự kết nối của mình trong khu vực để giúp các công ty Đài Loan (Trung Quốc) tiến gần và sâu hơn vào thị trường Đông Nam Á. Điểm độc đáo của Liên minh là chúng tôi là một tổ chức phi lợi nhuận, là kết nối độc quyền của chúng tôi với các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) khác và cộng đồng kinh doanh quốc tế hàng đầu. Do đó, chúng tôi rất linh hoạt và có nguồn tài nguyên hết sức phong phú.

Thách thức chính của các công ty Đài Loan (Trung Quốc) khi tham gia thị trường Đông Nam Á và cách SIA có thể giúp họ là gì?

Đầu tiên là vấn đề văn hóa. Mỗi thị trường Đông Nam Á có những đặc điểm riêng biệt. Thứ hai, là nguồn nhân lực. Trong những năm gần đây, do tỷ lệ sinh của Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng thấp, thiếu nguồn nhân lực nên phải thuê nhiều nhân tài quốc tế hơn. Tích hợp các nguồn lực là thế mạnh của chúng tôi. Chẳng hạn, trong chuyến làm việc tại Việt Nam lần này, chúng tôi đã mời các nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô hàng đầu về xe ô tô điện. Chúng tôi cũng có quan hệ đối tác khác với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, đến với chúng tôi, các công ty Đài Loan (Trung Quốc) sẽ không cần phải tự mình làm mọi thứ, chúng tôi sẵn sàng trợ giúp và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác và đầu tư của họ tại Việt Nam.

Tại sao SIA lại tập trung vào Việt Nam mà không phải các nước Đông Nam Á khác. Điều gì khiến Việt Nam trở thành ưu tiên hàng đầu của ông?

Chúng tôi tập trung vào Việt Nam vì Việt Nam là nước đang phát triển có triển vọng nhất trong 11 nước Đông Nam Á. Theo quan điểm của các doanh nhân quốc tế, Việt Nam nằm trong nhiều hiệp định thương mại toàn cầu như RCEP và CPTPP, ngoài ra Việt Nam đã có FTA với Liên minh Châu Âu. Việt Nam cũng có nền văn hóa rất tương đồng với chúng tôi. Hơn nữa, các công ty của Đài Loan (Trung Quốc) có các chi nhánh lớn nhất ở đây, chẳng hạn như Pegatron và Foxconn... Hiện nay cũng đang có rất nhiều nhân tài Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc). Đây chính là nguồn nhân lực rất lớn cho các doanh nghiệp của chúng tôi.

Gần đây, ông đã đến thăm Việt Nam để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác tập trung vào các lĩnh vực linh phụ kiện xe điện, kết quả chuyến thăm như thế nào?

Tổ Khoa học & Công nghệ - Văn phòng Kinh tế & Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đặc biệt quan tâm đến vấn đề chuyển giao công nghệ và xây dựng các tổ hợp sản xuất hiện đại tại Việt Nam. Trước khi đưa đoàn 11 doanh nghiệp sang Việt Nam tìm cơ hội đầu tư, chúng tôi đã có cơ hội đến làm việc và báo cáo kế hoạch chuyến làm việc với Chủ nhiệm Văn phòng và Tổ trưởng.

Trước đó, chúng tôi đã tổ chức thành công Diễn đàn hợp tác quốc tế xe điện Đài Loan (Trung Quốc) - Việt Nam vào tháng 7 và thành công rực rỡ với sự tham gia của hơn 300 nhà lãnh đạo cấp cao của các công ty hàng đầu tại Đài Loan (Trung Quốc). Nhiều công ty đã đề nghị chúng tôi liên hệ với VinFast khi họ nhận thấy cơ hội đầu tư vào Việt Nam rất lớn. Vì vậy, chúng tôi tổ chức chuyến công tác với 11 công ty hàng đầu trong ngành đến thăm Việt Nam và VinFast. Chuyến đi rất hiệu quả vì chúng tôi đã thảo luận về nhiều khía cạnh như hợp tác công nghệ và đầu tư vốn vào Việt Nam.

Những ngành công nghiệp nào khác mà Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) có thể hợp tác trong tương lai?

Có rất nhiều lĩnh vực mà chúng ta có thể hợp tác trong tương lai. Ngoài xe điện, tôi tin rằng còn có tiềm năng lớn trong việc hợp tác các dự án về thành phố thông minh, các giải pháp công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, chăm sóc sức khỏe... Và quan trọng nhất là bán dẫn, đây là ngành hàng đầu của Đài Loan (Trung Quốc).

Ngoài vai trò là một cơ sở sản xuất, Việt Nam còn là một thị trường khổng lồ với một trăm triệu dân. Tôi có thể tập hợp nhiều doanh nghiệp liên quan đến ngành dịch vụ, bao gồm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và các dịch vụ liên quan khác. Theo tôi, Việt Nam đang là thị trường rất tiềm năng.

Ánh Dương

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên