Chân dung người nghèo ở Mỹ: Đáp ứng tiêu chuẩn nào sẽ được coi là người nghèo nhất trong nhóm giàu nhất?
Ở Mỹ, thu nhập trung bình của một gia đình 4 người vào năm 2017 là 94.876 USD, tuy nhiên ngưỡng nghèo chỉ là 24.600 USD, tương đương 26% thu nhập trung bình. Tức là mức này vẫn chưa đủ cao đối với một quốc gia phát triển như Mỹ.
- 03-10-2019Cuộc sống cùng cực của những người nghèo sống giữa lòng nước Mỹ: Không được dùng nước sạch, tệ nạn xã hội gia tăng, nghèo từ thế hệ này sang thế hệ khác
- 30-09-2019Các tỷ phú Mỹ sẽ “nghèo” ra sao nếu có thuế tài sản?
- 15-09-2019Nghèo khổ 8 đời, “anh hùng xóa đói giảm nghèo” Trung Quốc quyên góp hơn 230 triệu USD, giúp 170.000 sinh viên: "Người nghèo không nên sống ngắn"
Để khởi động chiến dịch chống nghèo đói có hiệu quả, cựu Tổng thống Lyndon Johnson trước tiên cần xác định và làm rõ nó. Công việc đòi hỏi tính tư duy này được thực hiện bởi Mollie Orshanky, một nhà thống kê của Cơ quan An sinh Xã hội - người đã đưa ra mức tiêu chuẩn nghèo liên bang đầu tiên vào năm 1963. Phương pháp của Orshansky rất đáng tin cậy vào những thời điểm đó.
Bà tính toán số tiền mà một gia đình 4 người, gồm 2 người lớn và 1 trẻ em, sẽ phải chi tiêu cho thực phẩm đủ sống qua ngày, sau đó nhân gấp 3 lần số tiền này trên cơ sở rằng một gia đình điển hình dành khoảng 1/3 thu nhập cho thực phẩm. Sau khi điều chỉnh lạm phát, những con số này được coi là chuẩn nghèo ở thời kỳ hiện đại và được chính phủ liên bang sử dụng.
Thế nhưng, thời gian trôi qua và mọi thứ đã thay đổi. Toàn cầu hoá và những tiến bộ trong nông nghiệp giúp các hộ gia đình hiện đại hiện chỉ dành 1/8 thu nhập của họ thực phẩm. Điều đó cho thấy rằng, chi phí nhà ở và dịch vụ chăm sóc trẻ em, không phải thực phẩm, mới là những hạn chế lớn nhất đối với ngân sách gia đình của người nghèo. Phần lớn những người đi thuê nhà ở Mỹ - thường chỉ kiếm được dưới 30.000 USD, đang chi hơn một nửa thu nhập của họ cho nhà ở.
Trong số những gia đình nghèo có con, những người mang gánh nặng chi trả tiền nhà thường có xu hướng cắt giảm chi tiêu cho những yếu tố cần thiết khác như: thực phẩm, vận chuyển và chăm sóc sức khoẻ. Hơn nữa, việc quyết định đâu là nhóm người nghèo không chỉ đơn thuần là vấn đề về kỹ năng thống kê. Điều kiện để tham gia các chương trình lưới an sinh xã hội - tức là giải ngân hàng nghìn tỷ USD, là được xác định theo mức chuẩn nghèo của liên bang. Sự thiết sót của mức chuẩn này cũng cho thấy rằng các chương trình lưới an sinh xã hội không có tác động tích cực.
Mức chuẩn nghèo trước đây của Mỹ có một số vấn đề. Đáng chú ý nhất là thu nhập được tính trước thuế và trợ cấp, cụ thể là những nỗ lực giảm nghèo nhờ tín dụng thuế thu nhập (63 tỷ USD hàng năm) hay tem phiếu thực phẩm (68 tỷ USD) lại bị coi nhẹ. Kết quả là, quá trình chống lại cái nghèo ít được chú trọng.
Có 2 thước đo phổ biến đối với hộ nghèo ở Mỹ phức tạp hơn so với thước đo chính thức. Trong đó có cách tính "Đo lường Bổ sung đối với Người nghèo" (SPM) tính toán dựa trên phúc lợi và chi phí sinh hoạt. Và "Đo lường Chi tiêu Người nghèo" (CPM), dựa trên chi tiêu chứ không phải thu nhập, được phát triển bởi 2 nhà kinh tế học Bruce Meyer và James Sullivan. Cả hai phương pháp này đều cho sự sụt giảm mạnh và bền vững trong nửa thế kỷ qua nhờ có các chương trình lưới an sinh xã hội.
Một vấn đề khác là tiêu chuẩn nghèo được đặt ở mức quá thấp. Hầu hết các nước phát triển không chỉ sử dụng các thước đo cho mức nghèo tuyệt đối như Mỹ. Họ còn sử dụng các thước đo cho mức nghèo tương đối. Ví dụ, tại Anh, các gia đình có thu nhập dưới 60% thu nhập trung bình được coi là nghèo. Ở Mỹ, thu nhập trung bình của một gia đình 4 người vào năm 2017 là 94.876 USD, tuy nhiên ngưỡng nghèo chỉ là 24.600 USD, tương đương 26% thu nhập trung bình. Bởi tăng trưởng thu nhập đã vượt xa lạm phát, nên sự phân kỳ đã tăng lên theo thời gian. Ví dụ, năm 1975, gia đình 4 người có thu nhập thấp chỉ bằng 40% mức trung bình sẽ được coi là nghèo. Các chương trình của chính phủ đã nỗ lực cân nhắc cả sự bất cập này, dù nó không được nhất quán.
Điều bất cập thứ 3 là cách tính đối với chi phí sinh hoạt của người nghèo không có sự khác nhau, mức nghèo của người sống ở San Francisco lại giống với vùng nông thôn Louisiana. Điều này khiến nhận thức về mức nghèo của các bang nghèo và bang giàu bị lẫn lộn. Một câu đùa phổ biến ở những bang nghèo như Kentucky hay Alabama đó là "Ơn Chúa cho Mississippi" - đây là bang cuối cùng đã chạm đến các chỉ số đo lường mức nghèo. Tuy nhiên, khi các biện pháp tính chi phí sinh hoạt được sử dụng, như SPM, thì California lại nằm ở cuối bảng xếp hạng. Dù chính quyền bang chi mạnh tay cho cho các lưới an sinh xã hội, thì chi phí nhà ở bắt đầu vượt tầm kiểm soát và đẩy nhiều người vào cảnh khó khăn hơn bất kỳ nơi nào khác.
Những thiếu sót trong phương pháp thống kê về mức nghèo chính thức đang được một số chính trị gia cánh hữu khai thác. Paul Ryan, từng là Đại diện phát ngôn cho Hạ viện, đã đưa ra lời lập luận cho đề xuất vào năm 2016 đối với việc sử đổi các chương trình lưới an sinh xã hội, phần lớn là bổ sung thêm yêu cầu về công việc. Ông lưu ý rằng "người Mỹ ngày nay không có cuộc sống khá hơn so với cuộc chiến chống đói nghèo vào năm 1964." Điều này có thể đúng khi sử dụng các biện pháp đo lường chính thức, nhưng khi được đo lường chính xác thì lại hoàn toàn sai.