MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chân dung những "tác nhân" khiến VN-Index đánh rơi hơn 15 điểm, giảm mạnh nhất châu Á trong phiên 23/2

Chân dung những "tác nhân" khiến VN-Index đánh rơi hơn 15 điểm, giảm mạnh nhất châu Á trong phiên 23/2

Điểm đáng chú ý là việc thanh khoản ghi nhận bùng nổ với giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE vượt mốc 30.000 tỷ đồng cho thấy áp lực bán có phần chủ động.

Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận phiên giao dịch 23/2 tương đối rung lắc. Chỉ số VN-Index giữ vững sắc xanh phần lớn thời gian giao dịch, song chỉ trong nửa cuối phiên chiều, áp lực bán bất ngờ dâng cao khiến chỉ số chính quay đầu giảm sâu, chốt phiên mất hơn 15 điểm (-1,25 %), về mốc 1.212 điểm. Sàn HoSE ghi nhận 414 cổ phiếu giảm trong đó 3 mã giảm sàn, áp đảo với 98 mã tăng.

Điểm đáng chú ý là việc thanh khoản ghi nhận bùng nổ với giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE vượt mốc 30.000 tỷ đồng cho thấy áp lực bán có phần chủ động. Đây là phiên thanh khoản cao nhất kể từ cuối tháng 9/2023.

Untitled.png

Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh trong phiên 23/2

Mức giảm 1,25% cũng đưa chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường giảm mạnh nhất châu Á trong ngày. Phiên giảm mạnh cũng đã "thổi bay" hơn 62.000 tỷ đồng vốn hóa của HoSE. Tính đến hết ngày 23/2, giá trị vốn hóa của HoSE chỉ còn hơn 4,9 triệu tỷ đồng.

Untitled.png

TTCK Việt Nam giảm mạnh nhất châu Á trong phiên 23/2

Xét về mức độ đóng góp, hai bluechips nhóm Vingroup là VIC và VHM giảm đã khiến VN-Index đánh rơi tổng cộng gần 4 điểm, trong đó VIC giảm 5% xuống 45.200 đồng/cp trong khi VHM mất 3,3 % về mức giá 43.300 đồng/cổ phiếu.

Chưa dừng lại, GAS tiếp tục là nhân tố đè mạnh lên thị trường khi lấy đi hơn 0,8 điểm của VN-Index với mức giảm gần 2% trong phiên hôm nay. Tương tự, hai cổ phiếu ngân hàng là VCB và CTG cũng lấy đi tổng cộng 1,5 điểm của chỉ số chính. Về diễn biến giá, ông lớn đầu ngành này trong phiên hôm nay cũng kết phiên với mức giảm mạnh, trong khi VCB mất 0,7% thì CTG cũng giảm 1,4%.

Việc những nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất của thị trường chứng khoán thời điểm hiện tại đồng loạt giảm biên độ mạnh cho thấy mức độ tiêu cực của phiên giao dịch hôm nay. Top 15 cổ phiếu tác động tiêu cực đến VN-Index trong phiên giảm mạnh này này còn có những bluechips rổ VN30 như VRE, MWG, MSN, GVR,… hay nhóm ngân hàng VPB, LPB, ACB, VIB.

photo-1708676761806

Thực tế, VN-Index đã có quãng phục hồi tương đối mạnh kể từ vùng đáy ngắn hạn hồi đầu tháng 11/2023, Xuyên suốt 3 tháng vừa qua chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng tới hơn 180 điểm (18%) qua đó vượt lên trên ngưỡng 1.200. Do đó không khó hiểu khi áp lực bán dâng lên tại vùng giá cao gây ra rủi ro điều chỉnh.

Bên cạnh áp lực chốt lời từ nhóm nhà đầu tư nội, bộ phận khối ngoại trên thị trường cũng tiến hành bán mạnh khiến lực đỡ không còn được duy trì như giai đoạn trước Tết Âm lịch. Hai phiên gần nhất nhà đầu tư ngoại đã bán ròng hơn 1.700 tỷ đồng giá trị cổ phiếu trên sàn HoSE. Yếu tố cản trở dòng vốn ngoại có thể xuất phát từ mức định giá thị trường không còn quá rẻ sau quãng tăng mạnh, bên cạnh đó câu chuyện nâng hạng thị trường vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Dù vậy, vĩ mô ổn định và sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam mở ra triển vọng hồi phục cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới.Trong báo cáo chiến lược mới công bố, Chứng khoán SSI kỳ vọng nhiều khả năng phục hồi kinh tế sẽ diễn ra rõ nét hơn vào nửa cuối năm 2024, với xuất khẩu tăng nhờ lãi suất toàn cầu giảm và niềm tin người tiêu dùng dần quay lại. Do 2023 là một năm có nhiều biện pháp giúp "trì hoãn thời gian" chờ thị trường bất động sản và tài chính trở lại trạng thái bình thường, sự hồi phục trong năm nay sẽ giúp hệ thống tài chính có thể tránh được những thách thức lớn.

Về mặt dòng tiền, SSI Research cho rằng cả dòng vốn NĐT cá nhân và nước ngoài đều thuận lợi cho thị trường chứng khoán trong năm nay. Lãi suất thấp kỷ lục sẽ là động lực tăng trưởng chính, đặc biệt đối với nhà đầu tư cá nhân. Tiền gửi tại ngân hàng vẫn đang tiếp tục tăng do các kênh đầu tư khác khá hạn chế (giá vàng đã tăng đáng kể, trong khi ngành BĐS và trái phiếu doanh nghiệp cần nhiều thời gian để hồi phục). Vì vậy dòng vốn này có thể quay lại TTCK trong các giai đoạn của năm 2024.

Do nhà đầu tư cá nhân chiếm tới 92,2% khối lượng giao dịch trung bình ngày toàn thị trường năm 2023, VN-Index được dự đoán sẽ có một số bước nhảy vọt trong năm 2024 nhờ dòng vốn NĐT cá nhân này.

SSI Research cho rằng giá trị hợp lý cho VN-Index cuối năm 2024 là 1.300 điểm mặc dù trong năm có thể có những thời điểm thị trường vượt được ngưỡng này. Năm 2024 dự kiến là một năm biến động mạnh, với sự phục hồi mạnh có thể nối tiếp ngay sau điều chỉnh sâu. Nhà đầu tư được khuyến nghị mua khi thị trường điều chỉnh mạnh.


Phương Linh

An ninh Tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên