Chân dung thật của Càn Long trong tranh vẽ của họa sĩ phương Tây, hậu thế hơi thất vọng: Nhan sắc cũng bình thường!
Họa sĩ Giuseppe Castiglione từng vẽ nhiều bức chân dung về Càn Long.
- 01-12-2023Khai quật tranh chân dung 12 vị vua nổi tiếng thời nhà Thanh: Bất ngờ trước dung mạo của Càn Long, xứng đáng khiến 3000 cung tần, mỹ nữ quyết đấu nơi hậu cung
- 24-11-2023Ngoài hưởng lạc, Càn Long còn rất chăm chỉ kiếm tiền, nghe cách Hoàng đế tăng thu nhập cho triều đình mà ngỡ ngàng
- 03-11-2023AI "hồi sinh" chân dung các Hoàng đế nhà Thanh: Càn Long trẻ trung hoạt bát, bất ngờ nhất là nhan sắc của Quang Tự
Chúng ta đều biết Càn Long là một trong những vị Hoàng đế nhà Thanh nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc đời của ông đầy những truyền thuyết và tranh cãi, thành tích và khuyết điểm của ông cũng khiến hậu thế có nhiều sự đánh giá khác nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về chính trị, văn hóa, hình ảnh cá nhân của Càn Long cũng là tâm điểm chú ý. Diện mạo thật sự của ông trông ra sao? Có điển trai như trong phim truyền hình không?
Về điểm này, chúng ta có thể thấy chân dung thật sự của Càn Long qua tranh của một họa sĩ phương Tây.
Năm 1715, một họa sĩ nước ngoài tên là Giuseppe Castiglione đến Trung Quốc và phục vụ ba vị Hoàng đế Khang Hi, Ung Chính và Càn Long. Ông trở thành họa sĩ cung đình nổi tiếng của nhà Thanh, giỏi sơn dầu và hội họa hiện thực phương Tây, và để lại nhiều kiệt tác.
Giuseppe Castiglione (1688 - 1766) là 1 tu sĩ Dòng Tên người vùng Milano, nước Ý đã theo phái bộ truyền giáo tới Trung Quốc năm Khang Hi thứ 54 (1715) và được giữ lại làm họa sĩ cung đình. Bản thân ông cũng đã dạy cho các họa sĩ Trung Hoa các kỹ thuật hội họa của Châu Âu.
Giuseppe Castiglione qua đời tại Bắc Kinh năm 1766, hưởng thọ 78 tuổi. Ông đã được Hoàng đế nhà Thanh là Càn Long phong hàm Thị lang và được chôn cất trong nghĩa trang dành cho các giáo sĩ tại Bắc Kinh.
Giuseppe Castiglione từng vẽ nhiều bức chân dung về Càn Long, nổi tiếng nhất trong số đó là "Chân dung bán thân của Hoàng đế Càn Long trong trang phục mùa đông" và "Chân dung toàn thân của Hoàng đế Càn Long trong trang phục đi săn", cả hai đều được vẽ khi Càn Long 46 tuổi.
Hai bức tranh đều được vẽ trên lụa bằng sơn dầu, hình ảnh sống động như thật, các chi tiết tinh tế thể hiện rất rõ diện mạo chân thực của Hoàng đế.
Trong "Chân dung Hoàng đế Càn Long trong trang phục đi săn", ông mặc bộ giáp vàng của Hoàng đế dành cho việc đánh trận và đi săn, thắt lưng đeo thanh kiếm vàng, cầm roi và cưỡi ngựa.
Càn Long mặt gầy, mắt nhỏ, mũi thẳng, môi hơi dày, cằm có ria mép, vẻ mặt uy nghiêm, ánh mắt sắc bén, làm nổi bật khí chất của một vị Hoàng đế.
"Chân dung Hoàng đế Càn Long trong trang phục mùa đông" lại cho thấy một diện mạo khác. Ông mặc áo choàng da màu đen, đội mũ đen, ngồi trên chiếc ghế màu đỏ với đôi mắt sâu thẳm và có phần hiền hòa hơn, như một vị thiên tử thông thái.
Từ hai bức tranh này, chúng ta có thể thấy ngoại hình thật của Càn Long, có lẽ là không đẹp trai như diễn viên Trịnh Thiếu Thu hay Hoắc Kiến Hoa từng thủ vai, mà chỉ có vẻ ngoài bình thường, thậm chí là tầm thường. Mắt không to, mũi hơi cao, dáng người cũng không cao lắm, không có gì đặc biệt nổi bật.
Càn Long trong tranh cổ và diễn viên Trịnh Thiếu Thu thủ vai Càn Long trong phim "Càn Long Ngoại Truyện (Hý Thuyết Càn Long)"
Sau khi quân Thanh nhập quan, người Mãn Thanh liên tục bị Hán hóa, nhưng Hoàng đế Càn Long vẫn thừa hưởng một số đặc điểm của “người Hậu Kim”, chẳng hạn như việc cưỡi ngựa săn bắn thường xuyên hàng năm để mài giũa kỹ năng bắn cung trên lưng ngựa của tổ tiên.
Theo nhiều đánh giá của hậu thế qua bức chân dung được vẽ bởi họa sĩ Giuseppe Castiglione, Hoàng đế Càn Long thực sự không có khí chất mạnh mẽ. Nếu đặt vào thời hiện đại, có thể ông chỉ là một người bình thường, khó thu hút sự chú ý trên đường phố, tạo ra sự khác biệt rất lớn giữa phim điện ảnh, phim truyền hình và lịch sử thực tế.
Nguồn: Toutiao
Phụ nữ số