Chăn nuôi: Chi phí cao, chất lượng thấp
Yếu kém trong tổ chức sản xuất - phân phối khiến giá thành cao, sức cạnh tranh kém; quản lý lỏng lẻo khiến sản phẩm không đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… Đó là những cảnh báo của các chuyên gia, nhà quản lý về ngành chăn nuôi tại Hội nghị khoa học toàn quốc Chăn nuôi- Thú y năm 2017 diễn ra trong hai ngày 11 và 12/3 tại Cần Thơ.
- 08-02-2017Giá lợn hơi tăng nhẹ, người chăn nuôi vẫn lỗ
- 05-01-2017Người chăn nuôi có nguy cơ mất tết
- 29-11-2016Thúc đẩy sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi
80% thịt trong khách sạn không đạt tiêu chuẩn
PGS.TS Nguyễn Ngọc Tuân (ĐH Nông Lâm TPHCM) cho biết, năm 2016 có một khảo sát về chất lượng thịt ngay sau khi vận chuyển từ cơ sở giết mổ đến các bếp ăn. Kết quả cho thấy, 80% trong số 217 mẫu thịt thu thập tại khách sạn không đạt tiêu chuẩn của Việt Nam, kế đến là mẫu thịt trong trường học (60%), tiệm cơm đường phố (42,9%) và nhà hàng (23,4%)… không đạt tiêu chuẩn. Kết quả khảo sát này cùng với nhiều số liệu nghiên cứu khác đã cảnh báo nghiêm trọng tình hình an toàn thực phẩm trong chuỗi hàng thịt.
Theo GS.TS Tuân, nước ta còn thiếu những quy định cụ thể cho việc vận chuyển thịt đến nơi tiêu dùng/phân phối. Quy định thịt tươi được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng, đảm bảo vệ sinh, không ảnh hưởng đến chất lượng, tại các điểm bán lẻ thịt phải được để trong tủ chuyên dùng, có vách che tránh bụi bặm… Tuy nhiên, các quy định đưa ra lại không đề cập chi tiết cụ thể ra sao.
Việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi trở thành vấn đề báo động từ nhiều năm qua. Từ năm 2015, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã thực hiện dự án điều tra sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tại 5 tỉnh, kết quả cho thấy: 32/51 (63%) cơ sở kinh doanh thuốc thú y tại cả 5 tỉnh thừa nhận có bán các loại hóa chất, kháng sinh thuộc danh mục cấm và hạn chế sử dụng. Các khảo sát về tồn dư kháng sinh trong thịt và thức ăn chăn nuôi cũng cho thấy có sự vượt ngưỡng cho phép…
Giá thành chăn nuôi cao ngất
TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi VN cho biết, cả nước hiện có 207 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất hơn 22,2 triệu tấn/năm, sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp năm 2016 ước đạt 17 triệu tấn. Tuy nhiên, chúng ta lại phải nhập khẩu một khối lượng nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi không hề nhỏ. Tính trong 11 tháng đầu năm 2016, cả nước nhập khẩu hơn 17 triệu tấn nguyên liệu, kim ngạch trên 5,2 tỷ USD. Trong khi đó, trị giá xuất khẩu lại giảm so với năm 2015, nhất là thời gian gần đây, do phía Trung Quốc tăng cường kiểm soát và cấm nhập tiểu ngạch nên cuối năm 2016 đến quý I/2017 số lượng heo thịt bán sang Trung Quốc giảm, người chăn nuôi bị lỗ rất lớn.
Theo GS.TS Từ Quang Hiển-Chủ tịch Hội đồng Chức danh GS liên ngành CN - Thú y - Thủy sản, nước ta chưa tự sản xuất được con giống tốt, việc nhập khẩu thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như giá thành cao, bị động, khó phòng trừ dịch bệnh. Cùng với đó, hàng năm nước ta xuất khẩu 6 - 9 triệu tấn gạo thì cũng nhập khoảng 8 - 9 triệu tấn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy chăn nuôi công nghiệp phát triển mạnh nhưng chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao, chăn nuôi heo và gia cầm chiếm 65 - 70% số đầu con và 40 - 45% sản lượng thịt, còn chăn nuôi bò thịt nhỏ lẻ chiếm tới 90% số đầu con và trên 80% sản lượng thịt… Những điểm yếu trên làm cho giá thành sản phẩm chăn nuôi cao, 1kg heo hơi cao hơn các nước đang phát triển 5 - 10% và hơn các nước phát triển 30 - 35%...
Liên kết lỏng
Ông Nguyễn Thanh Phi Long - Giám đốc Kỹ thuật Công ty TNHH Chăn nuôi Long Bình cho biết, một trong những yếu kém nhất của ngành chăn nuôi hiện nay là khâu bảo quản sau giết mổ và vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Một sản phẩm thịt tươi được sử dụng trong 3 ngày với điều kiện được bảo quản trong môi trường nhiệt độ 0 - 4oC, nếu không thì chỉ sử dụng trong ngày. Để có được điều này cần có phương tiện chuyên dùng và được vận chuyển thuận lợi, trong khi đó vấn đề giao thông (kẹt xe…) hay việc thiếu kiểm soát lại gây trở ngại cho tiêu chí trên.
Cũng theo ông Long, để đảm bảo được chất lượng và giá thành tốt, cần kiểm soát tất cả các khâu trong chuỗi từ sản xuất - giết mổ - lưu thông - người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc liên kết theo chuỗi hiện còn quá yếu, phải phụ thuộc nhiều khâu trung gian nhưng thiếu kiểm soát. Dẫn chứng cho điều này, ông Long cho biết, sản phẩm của công ty khi đưa vào siêu thị bị đội giá lên đến 30%, do vậy công ty đã tự mở hệ thống cửa hàng, làm hết tất cả các khâu.
Cùng nhận định trên, ông Lê Thanh Phương (Công ty TNHH Emivest Feedmill VN) cho rằng, hiện nay quy định của ta không rõ ràng, có những khâu không áp dụng được, thực tế có những công ty làm theo chuỗi nhưng khi giá cao thì cả người nuôi và người bán đều “kiếm chuyện”. Với giá 31- 33.000 đồng/kg gà, người chăn nuôi tốt mới hòa vốn hoặc lời chút ít, nếu không là lỗ, nhưng hiện giá gà (như gà lông màu…) chỉ 17 - 18.000 đồng/kg, trong khi đó gà Mỹ có chi phí giá thành rất thấp nhưng giá bán đến 30.000 đồng/kg.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Tuân (ĐH Nông Lâm TPHCM) cho biết, năm 2016 có một khảo sát về chất lượng thịt ngay sau khi vận chuyển từ cơ sở giết mổ đến các bếp ăn. Kết quả cho thấy, 80% trong số 217 mẫu thịt thu thập tại khách sạn không đạt tiêu chuẩn của Việt Nam, kế đến là mẫu thịt trong trường học (60%), tiệm cơm đường phố (42,9%) và nhà hàng (23,4%)… không đạt tiêu chuẩn.
Tiền phong